-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Ảnh: Monre) |
Ông Hoàng Dương Tùng: Tôi biết các bạn đang quan tâm tới vấn đề đó, nhưng tờ báo thông tin việc này đã giật tít không đúng, gây xôn xao, hoang mang dư luận. Chúng tôi đã yêu cầu họ phải cải chính và thông tin thêm một số vấn đề cho rõ ràng.
Vậy cụ thể là như thế nào, thưa ông?
Mấy hôm trước có thông tin từ Đại sứ quán Mỹ về ô nhiễm bụi ở Hà Nội, bạn phóng viên đó đã trao đổi với tôi về vấn đề này. Khi bạn ấy hỏi còn vấn đề gì mới về ô nhiễm không khí ở Hà Nội không thì tôi nói vấn đề thủy ngân là vấn đề mới, của toàn cầu và Việt Nam mình cũng đang tham gia. Vừa qua có một điểm quan trắc của Tổng cục Môi trường có thủy ngân từ mưa a-xit, đến nay mới có kết quả bước đầu tại một điểm nên vấn đề này cần nghiên cứu tiếp. Phải nghiên cứu dưới góc độ khoa học xem mức độ thế nào, rồi tìm ra nguyên nhân.
Quan trắc, phân tích thủy ngân không đơn giản và hiện nay chúng tôi đang cùng quốc tế quan trắc và phân tích số liệu. Độc tố của nó cũng chả kém gì bụi PM2,5 đâu (Bụi PM2,5 là các hạt bụi có đường kính động học ≤2,5µm, có khả năng đi sâu vào các phế nang phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp). Bụi ở Hà Nội cao và phát hiện từ lâu rồi nhưng sau này mới có thiết bị quan trắc để cảnh báo thường xuyên cho người dân.
Tôi khẳng định vấn đề thủy ngân là vấn đề mới, toàn cầu. Thủy ngân có thể bay từ rất xa, từ Trung Quốc sang Mỹ, thành ra vấn đề ấy phải xác định xem Hà Nội có hay không, nguyên nhân từ đâu và hành động của mình như thế nào.
Tờ báo đó đã giật tít không có cơ sở nào cả (thủy ngân lơ lửng trong không khí ở Hà Nội - PV) khiến mọi người lo lắng. Không có cơ sở nào để nói thế cả.
Ô nhiễm bụi trong không khí ở Hà Nội gấp 1,5 lần quy chuẩn cho phép đối với bụi PM2,5. Còn nói thủy ngân lơ lửng trong không khí Hà Nội là không có cơ sở. (Ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Theo đánh giá mới nhất của Tổng cục Môi trường thì ô nhiễm bụi trong không khí ở Hà Nội đang ở mức độ nào, thưa ông?
Phải gấp 1,5 lần quy chuẩn cho phép đối với bụi PM2,5. Không thể nói Hà Nội không ô nhiễm được. Như Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng đã nói, nếu không cẩn thận thì viễn cảnh một ngày không xa mình cũng không kém gì Bắc Kinh (Trung Quốc) đâu.
Nói thế để thấy hành động của mỗi người là cái gì, đối với doanh nghiệp quản lý phương tiện ô tô, xe máy là như thế nào và người dân là như thế nào chứ không phải tự nhiên thấy thế mà lo lắng.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuất phát từ những nguồn chính nào?
Các đô thị nói chung, không riêng Hà Nội, ô nhiễm không khí xuất phát từ nguồn chính là ô tô, xe máy. Ngoài ra là quản lý công trình xây dựng chưa tốt, đốt các thể loại như rơm rạ, rác ngoài trời quá nhiều. Rồi ô nhiễm còn từ các nguồn công nghiệp chỗ khác chuyển về theo gió, không khí...
Nói lên cảnh bảo về ô nhiễm như thế để thấy rằng chúng ta phải có hành động đúng, giao thông thì phải làm gì, xây dựng làm gì, kiểm soát nguồn ô nhiễm không khí từ các nhà máy như thế nào....
Thời gian qua Tổng cục Môi trường đã có kiến nghị với Hà Nội và các bộ ngành liên quan các biện pháp nào để nhằm hạn chế ô nhiễm không khí ở Thủ đô?
Vừa rồi Chính phủ đã có rất nhiều chương trình, như tăng số lượng phương tiện giao thông công cộng, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị dưới lòng đất, trên cao, sắp xếp lại quy hoạch đường phố, xây hàng loạt cầu vượt, tăng cường kiểm định chất lượng khí thải xe máy-ô tô, dùng xăng sinh học, đẩy mạnh sử dụng xe điện hay xây dựng những quy định bảo vệ môi trường, cấm đốt rác, kiểm soát chặt chẽ nguồn ô nhiễm không khí...
Những việc ấy phải làm liên tục, cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa chứ cứ như thế này thì ô nhiễm sẽ tiếp tục gia tăng.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội như hiện nay, ông có lời khuyên nào cho người già và trẻ em bảo vệ sức khỏe của mình mỗi khi ra đường?
Có những ngày ô nhiễm, đặc biệt vào giờ cao điểm. Vì thế nên phải lắng nghe thời tiết, tránh nơi bụi bặm, phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
Mọi người phải tham gia vào công tác giảm bụi khí, khi đèn đỏ trên 15 giây thì nên tắt động cơ xe máy, ô tô. Người dân cũng không không nên đốt rác ngoài trời như hiện nay. Tức là chúng ta phải thay đổi ý thức bảo vệ môi trường từ người già tới trẻ em.
Xin cảm ơn ông!
-
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up