-
Loạt dự án ở Quảng Nam được hỗ trợ lãi vay tiền sử dụng đất sai quy định
-
Hà Nội hành động quyết liệt chống tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng
-
Tạm dừng phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan để làm rõ các khoản tiền liên quan
-
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo
-
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản -
Xác minh nhiều tài sản của Quốc Cường Gia Lai để thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát
Căn cứ phản ánh của các phương tiện truyền thông và của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về việc Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Heineken Việt Nam) có chính sách hạn chế các đại lý bán/trưng bày các sản phẩm bia của Sabeco, đặc biệt là bia Saigon Chill, trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiến hành làm việc với các bên liên quan để xác minh và tìm hiểu thông tin.
Cụ thể, Heineken Việt Nam khẳng định công ty không có chính sách này, không chỉ đạo nhân viên thực hiện chính sách này.
“Tuy nhiên, qua làm việc, một số đại lý xác nhận trên thực tế có hiện tượng nhân viên bán hàng của Heneiken Việt Nam yêu cầu đại lý thực hiện việc hạn chế này nhưng không có văn bản thông báo chính thức”, theo thông tin của Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
Trên cơ sở đó, theo yêu cầu của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Heineken Việt Nam đã ban hành thông báo chính thức và công khai yêu cầu nhân viên bán hàng của công ty này trên phạm vi toàn quốc tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về pháp luật cạnh tranh và các quy tắc ứng xử nội bộ của công ty trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình.
Việc doanh nghiệp áp dụng chính sách yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ hạn chế phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các nhà phân phối và hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng.
Để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng luôn khuyến nghị các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bia cần tuân thủ nghiêm pháp luật về cạnh tranh, tiến hành rà soát và loại bỏ chính sách kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trường hợp các đại lý phân phối bia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan phát hiện các thông tin, tài liệu về các chính sách kinh doanh nói trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị phối hợp thông báo và cung cấp thông tin, tài liệu đến Cục để cơ quan này có cơ sở xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Sabeco vào tháng 06/2020, ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco cho biết, công ty này đã mất thị phần tại một số địa phương bởi ảnh hưởng từ việc tung tin giả ác ý của đối thủ.
Từ khi ThaiBev- công ty gián tiếp chi gần 5 tỷ USD mua 53,59% vốn Sabeco hồi năm 2017, các thông tin về việc “bán Sabeco cho người Trung Quốc”, “bán Sabeco cho nhà đầu tư khác, bán lại cho Bộ Công thương”, hay việc nhân viên của hãng bia đối thủ yêu c cầu đại lý không bán, trưng bày sản phẩm của Sabeco…liên tục xuất hiện.
Đơn cử, Công ty Bia Sài Gòn Tây Nguyên đã có đơn trình bày về việc 2 đối tượng sử dụng mạng xã hội để đưa tin đồn giả mạo việc bia Sài Gòn bán cho người Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Qua điều tra xác minh, Công an tỉnh Gia Lai xác định hai cá nhân sử dụng mạng xã hội, đăng tải thông tin giả mạo liên quan đến bia Sài Gòn là nhân viên thị trường và nhân viên tiếp thị của Heineken Việt Nam.
“Tin tốt lành là chúng tôi đã giải quyết quyết liệt vấn đề về thông tin giả mạo và ngăn đà suy giảm sản lượng tiêu thụ, thị phần các sản phẩm Sabeco tại khu vực trên từ hai quý đầu năm 2020”, Tổng giám đốc Sabeco cho biết vào giữa năm ngoái.
Theo báo cáo về ngành đồ uống tại Việt Nam của VietnamCredit, đồ uống có cồn (bia, rượu và nước giải khát) là mặt hàng lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng mức bán lẻ của ngành.
Trong tổng giá bán của sản phẩm, 51% thuộc về nhà sản xuất, 34,6% cho các loại thuế như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, ... và các nhà bán lẻ thường được hưởng khoảng 9,7%.
Doanh thu bia năm 2019 là 7,7 tỷ USD và ước tính đạt 8,2 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng hàng năm là 5,5% trong giai đoạn 2019 - 2023.
Tuy nhiên, để gia nhập thị trường này không hề đơn giản. Chỉ những đơn vị đầu tư theo chuỗi giá trị từ cơ sở vật chất, hậu cần đến hệ thống phân phối, cùng với tiềm lực tài chính mạnh cho chiến lược marketing mới chiến thắng trong cuộc đua này.
Các ông lớn như Sabeco, Habeco, Carlsberg và Heineken chiếm hơn 90% thị phần ngành bia Việt Nam.

-
Còn hơn 6.200 tỷ đồng chưa được thi hành trong vụ Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1) -
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo -
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản -
Xác minh nhiều tài sản của Quốc Cường Gia Lai để thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát -
Công ty Phương Trang đã nộp 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ Trương Mỹ Lan -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 1: Miếng pho mát có sẵn chỉ có trong bẫy chuột -
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?