Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 21 tháng 01 năm 2025,
Cơ hội cải tổ hậu Covid để Việt Nam phát triển thịnh vượng
P.V - 10/05/2022 15:48
 
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế - xã hội đã có nhiều khởi sắc, trong đó tình hình doanh nghiệp “rất tích cực”.
TIN LIÊN QUAN
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang có nhiều khởi sắc

Rất nhiều số liệu chứng minh cho nhận định này. Một trong số đó là số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng lần đầu tiên vượt mốc 15.000 doanh nghiệp; trong khi số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường đạt hơn 7.000 doanh nghiệp. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, có hơn 80.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao nhất cùng kỳ kể từ trước đến nay. 

Đây là động lực tăng trưởng quan trọng, phản ánh xu thế phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo. 

Vì một Việt Nam thịnh vượng 

Nền kinh tế đang trong xu hướng hồi phục, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Song thách thức, rủi ro phía trước là vô cùng lớn.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, dòng tiền, chi phí đầu vào tăng cao... 

Công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI mới đây, ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), VCCI cho biết, một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp hiện nay là thiếu hụt dòng vốn, song khả năng tiếp cận vốn lại có hạn. Kết quả nghiên cứu PCI cho thấy, có tới 47% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Thậm chí, để giải quyết khó khăn về vốn, 4% doanh nghiệp được hỏi đã buộc phải tìm đến tín dụng đen. 

Vốn tín dụng là mạch máu quan trọng “nuôi dưỡng” doanh nghiệp,“nuôi dưỡng” nền kinh tế 

“Quan sát chung xu hướng của 5 năm vừa qua có thể thấy rằng, tiếp cận tín dụng và tiếp cận khách hàng vẫn là những vấn đề thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Khó khăn này càng rõ ràng hơn trong 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19”, báo cáo PCI 2021 đã đưa ra nhận định như vậy. 

Trên thực tế, vốn tín dụng chính là một mạch máu quan trọng “nuôi dưỡng” doanh nghiệp, “nuôi dưỡng” nền kinh tế. Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp điều hành tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ví dụ như thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai gói tín dụng lãi suất 0% để doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc và lương phục hồi sản xuất; điều chỉnh, gia hạn các mốc thời gian của chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảmlãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19...

Hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. VPBank là một ví dụ điển hình. Chỉ riêng trong năm 2021, VPBank đã hỗ trợ hơn 15.000 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 9.000 khách hàng được cơ cấu nợ và 6.461 khách hàng được hỗ trợ giảm lãi suất. 

VPBank luôn chứng minh vai trò huyết mạch trong nền kinh tế  

Có thể nói, cùng với một số ngân hàng trong hệ thống, VPBank luôn chứng minh vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, đóng vai trò điểm tựa tài chính để gần 1 triệu doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh Covid-19.

Không dừng lại ở đó, mới đây, VPBank đã chính thức công bố tái định vị thương hiệu, đặt mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam cam kết hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng”. 

Theo đó, VPBank sẽ cung cấp cho khách hàng, bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, các giải pháp tài chính toàn diện, các xu hướng tiêu dùng tài chính thông minh, các gói hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả. 

“Đối với khách hàng, VPBank sẽ không chỉ trở thành người bạn đồng hành, mà còn là một ‘đòn bẩy tài chính’ hữu hiệu giúp khách hàng đến những thành công”, một lãnh đạo cấp cao của VPBank nói.

Rõ ràng, các ngân hàng như VPBank lựa chọn trở thành “đòn bẩy” cho khách hàng là rất quan trọng và cần thiết, không chỉ cho tiến trình phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, mà còn cho cả quá trình đi đến thịnh vượng của nền kinh tế trong tương lai không xa.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư