
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm
-
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu
-
Trang mới của FPT Telecom
-
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng -
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững
TIN LIÊN QUAN | |
Hội nhập không thể “bình chân như vại” | |
Đàm phán TPP chuẩn bị kết thúc | |
Chơi với hiệp hội để vào thị trường Mỹ |
Được tổ chức bởi Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội và Văn phòng Luật sư Sterling Harwood, Hội thảo sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thông tin, tìm hiểu chính sách, cơ hội đầu tư, định cư và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bước vào vòng đàm phán cuối cùng và Hoa Kỳ là nước có ảnh hưởng lớn nhất tới phạm vi và kết quả đàm phán.
![]() |
Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt với các mặt hàng như da giày, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, nông sản… |
Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại hàng đầu và nằm trong top 10 quốc gia đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không hiểu rõ và nắm bắt được các quy định về luật pháp Việt Nam sẽ khó thành công ở thị trường này và không tránh khỏi những rủi ro kinh doanh đầu tư gây thiệt hại không nhỏ.
Tham gia vào Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp các thông tin tổng quan và mới nhất về thị trường Hoa Kỳ, những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập TPP; Chiến lược và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất – nhập khẩu và tìm kiếm đối tác Hoa Kỳ; Phương thức mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ; Phương thức đầu tư và định cư (chương trình EB-5) hiệu quả.
Diễn giả tham gia hội thảo đều giữ những vị trí và am hiểu về thị trường Hoa Kỳ, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam, như ông Hoàng Kim Sơn, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ); ông Đặng Đức Dũng, Chuyên gia Tư vấn Đầu tư, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội; ông Nguyễn Hữu An, Luật sư Tư vấn Đầu tư thuộc Văn phòng Luật sư Sterling Harwood (Hoa Kỳ); bà Tina Le Harwood, Giám đốc Văn phòng Luật sư Sterling Harwood (Hoa Kỳ); ông Bill Stenger, Chủ tịch Tập đoàn Jay Peak Resort.
Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt với các mặt hàng như da giày, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ, hàng nông sản…
Chỉ tính riêng hàng dệt may đã chiếm gần 34,3% tổng kim ngạch hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2014. Tiếp đến là ngành da giày, với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 3,55 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2013…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 34,94 tỷ USD, chiếm hơn 11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2014. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đạt gần 30,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2013.
Thế Hải
-
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng -
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững -
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025 -
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu -
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp -
Chubb Life tiên phong mô hình tư vấn minh bạch, bền vững, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu -
Hải quan khu vực VI: Gắn kết với doanh nghiệp, tạo “lực đẩy” cho kinh tế địa phương
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Biotion Việt Nam và Đại học Nha Trang ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu sinh học biển và trao đổi nhân lực
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One