
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Còn nhiều dư địa
Năm 2024 là một năm phát triển ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng trên 3,2%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 62 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2023.
Có 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 7 mặt hàng ước đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Xét về tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu rau quả, gạo, cà phê, hạt điều và hạt tiêu đều đạt 2 con số, trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là cà phê (tăng 56,9%), tiếp đến là hồ tiêu (tăng 53,3%), cao su (tăng 24,6%) và gạo (tăng 10,6%).
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2024 đặt ra là 55 tỷ USD, song ước tính, con số đạt được là hơn 62 tỷ USD, vượt xa mục tiêu.
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn dự báo, xuất khẩu các nhóm hàng nông sản có thể tăng trưởng tốt trong quý I/2025. Nguyên nhân là nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm của thế giới tăng, do nguồn cung đứt gãy ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn.
Đánh giá về thị trường, ông Phong cho rằng, Mỹ là địa bàn có dân số đông và nhu cầu tiêu dùng cao, nên các mặt hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng, nhất là trái cây nhiệt đới, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, tiêu...
Năm 2025, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực. Nhu cầu tiêu thụ rau quả và thủy sản ở Trung Quốc được dự báo tăng mạnh, với mức tăng lần lượt là 6,64%/năm và 7,56%/năm trong giai đoạn 2024 - 2029. Đây là cơ hội cho các ngành hàng.
Ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE được thực thi, vai trò của Việt Nam trong ASEAN ngày càng cao, thì xuất khẩu nông, lâm, thủy sản còn nhiều dư địa tăng trưởng trong giai đoạn tới.
“Việt Nam cũng đã ký kết thêm nhiều nghị định thư với Trung Quốc, mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu nuôi trong năm 2025”, ông Phong chia sẻ.
Vượt thách thức
Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Trung Quốc chia sẻ: “Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia/vùng lãnh thổ có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất, đặc biệt là nhóm hàng thủy sản, nước trái cây (chưa tính cà phê, sản phẩm sữa), bánh các loại.
Các lỗi bị cảnh báo thường là chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (sử dụng phụ gia thực phẩm vượt ngưỡng cho phép, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh); hồ sơ kèm theo hàng hóa hoặc tem nhãn bao bì hàng hóa không đáp ứng quy định.
“Cơ hội để sản phẩm của chúng ta xuất khẩu vào thị trường 1,4 tỷ dân trong những năm tới còn rất nhiều, nên các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu. Đồng thời cần chú trọng xây dựng thương hiệu, có nhân lực hiểu biết chuyên môn, thông thạo ngôn ngữ, am hiểu thị trường nước nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Lai lưu ý.
Bước sang năm 2025, những biến động địa chính trị, xung đột quân sự trên thế giới, hay việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ mang đến nhiều “ẩn số” với hoạt động thương mại. Chính sách bảo hộ với hàng rào thuế quan mức cao, các quy định kỹ thuật và yêu cầu về phát triển xanh, bền vững đang đặt ra thách thức cho nhiều quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang phục hồi mạnh để phục vụ nhu cầu trong nước, làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa (đặc biệt là Trung Quốc).
Bà Nguyễn Kim Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sa Kỳ (Saky Foods) nhận định, mặc dù những tín hiệu tích cực từ năm 2024 mang lại kỳ vọng lớn, nhưng năm 2025 vẫn là một năm “khó đoán” với nhiều biến động và yếu tố khó lường. Saky Foods đánh giá, ngành thủy sản quốc tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng sẽ đối mặt với các quy định khắt khe hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và khai thác bền vững, tạo ra thách thức lớn cho các nhà cung cấp.
“Dù thách thức lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng tôi khẳng định vị thế trên thị trường. Năm 2025, Saky Foods xác định chiến lược trọng tâm là mở rộng năng lực sản xuất, đầu tư vào nhà máy và nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo chất lượng từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn khai thác bền vững và bảo vệ môi trường…”, bà Kim Thanh chia sẻ.
Để tận dụng cơ hội, nhiều doanh nghiệp đang tập trung vào công tác tháo gỡ rào cản và mở cửa thị trường xuất khẩu, quan tâm các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Hồi giáo (Halal), Trung Đông, châu Phi...

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)