-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường (bìa phải) tham quan gian hàng OCOP và các sản phẩm từ dừa sáp tại Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh |
Phát huy hiệu quả tiềm năng thương hiệu kinh tế, văn hóa dừa sáp Trà Vinh
Gần 20 năm trở lại đây, diện tích dừa sáp của Trà Vinh tăng rất nhanh, từ 43 ha năm 2005, lên 170 ha năm 2017 và đạt 1.277,6 ha (tương đương khoảng 250.000 cây dừa) năm 2024, chiếm 4,67% diện tích dừa của toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 19,54%, tương đương mỗi năm trồng mới khoảng 65 ha.
Trong tổng diện tích dừa sáp của tỉnh, có 1.246,5 ha dừa sáp thường và 31,1 ha dừa sáp nuôi cấy phôi. Diện tích dừa sáp đang cho trái là 903,35 ha (tương đương khoảng 180.000 cây dừa), được trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Kè (1.145,7 ha) và trồng rải rác tại các huyện Tiểu Cần (66,80 ha), Châu Thành (22,60 ha), Càng Long (20,25 ha), Trà Cú (20,25 ha) và TP. Trà Vinh (9,55 ha).
Trước đây, không phải vùng đất nào cũng trồng được cây dừa sáp, chỉ Trà Vinh, đặc biệt tại huyện Cầu Kè - nơi khởi phát cây dừa sáp ở Việt Nam, trồng được loại dừa này. Nhưng hiện dừa sáp được trồng ở một số tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tại, Trà Vinh có 5 giống dừa sáp được trồng phổ biến, gồm sáp tròn, sáp dài, sáp có cạnh, sáp vỏ xanh, sáp vỏ vàng, cho giá trị dinh dưỡng vượt trội với độ dầu cao hơn dừa thường, mùi thơm đặc trưng hơn. Dừa sáp được ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác, đem lại nguồn lợi kinh tế cao, được dùng nhiều vào chế biến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, nước giải khát. Cơm dừa được cộng thêm sữa, đường, cà phê hoặc ca cao và nước đá làm thức uống giải khát bùi, béo, ngọt, thơm ngon và lạ miệng.
Về giá trị kinh tế, dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường. Từ năm 2000 trở lại đây, dừa sáp trở thành loại dừa có giá đắt nhất Việt Nam. Giá dừa sáp hiện dao động khoảng 70.000-120.000 đồng/trái, tùy theo chất lượng và trọng lượng trái. Dừa sáp đang rất được ưa chuộng do hương vị thơm ngon và có hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. Đây là cây trồng thích hợp cho ngành dịch vụ và du lịch, lại có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, chịu ngập.
Dừa sáp có mặt tại Trà Vinh gần 100 năm qua, nhưng đến năm 2000 mới chính thức được công chúng biết đến rộng rãi, trở thành một loại trái cây đặc sản của vùng quê Cầu Kè - vốn nổi tiếng với Lễ Vu lan Thắng hội được tổ chức hằng năm vào nửa cuối tháng 7 Âm lịch tại Vạn Niên Phong Cung của người Hoa.
Dừa sáp Cầu Kè, từ giai thoại xuất xứ đến quá trình sinh trưởng và phổ biến đến công chúng đều gắn liền với cộng đồng người Khmer Nam bộ và Phật giáo Nam Tông. Đó là câu chuyện vị sư Thạch Sô mang giống về trồng đầu tiên tại một chùa Khmer xứ Cầu Kè, từ đó phổ biến đến bà con Khmer trong phum sóc xung quanh chùa. Đó là hình ảnh anh Thạch Phu My như một người đầu tàu trong nhân giống, bảo tồn và phát triển loại dừa đặc biệt này. Đó là con số gần 80% hộ nông dân Khmer tham gia dự án trồng dừa sáp tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
Câu chuyện dừa sáp Cầu Kè được truyền tai nhau qua những vị khách vãng lai, những lượt khách hành hương mùa lễ Vu lan Thắng hội ít nhiều gắn với hình ảnh người nông dân Khmer Nam bộ chân chất, cần cù; với hình ảnh ngôi chùa cổ Khmer ẩn mình trong khung cảnh tĩnh mịch; làm nhịp cầu nối kết du khách khám phá những nét văn hóa truyền thống đặc trưng địa phương.
Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè 2024 là cơ hội để chính quyền, người dân và doanh nghiệp chung tay đưa thương hiệu dừa sáp vươn xa, góp phần tăng cường gắn kết cộng đồng, giao lưu văn hóa giữa các tộc người cùng sinh sống trên đất Trà Vinh cũng như cả nước, thông qua mua bán, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá du lịch.
Cần thêm nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ dừa sáp Trà Vinh
Nguồn tiêu thụ dừa sáp của nhà vườn chủ yếu qua thương lái thu mua nhỏ lẻ của địa phương theo thị trường tại từng thời điểm, chưa có sự bao tiêu hay liên kết lâu dài giữa nhà vườn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh dừa sáp những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ sự đóng góp của các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiện toàn tỉnh có hơn 100 sản phẩm được chế biến từ dừa sáp, trong đó có 15 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trở lên. Điển hình, Cơ sở mứt dừa sáp Cẩm Hằng (khóm 2, thị trấn Cầu Kè) đã liên kết cung ứng qua trung gian cho 2 doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre và Bình Dương để xuất khẩu sản phẩm dừa sáp trái với số lượng hàng ngàn trái mỗi năm.
Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân (với 43 thành viên, tổng diện tích dừa sáp 32 ha, trong đó diện tích đạt chứng nhận VietGAP là 25,2 ha, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao) liên kết với các doanh nghiệp, nhà vườn cung ứng khoảng 2 triệu trái dừa sáp mỗi năm cho thị trường trong nước và quốc tế, tập trung nhiều ở Hà Nội và các tỉnh miền Trung. Trong năm 2023, Hợp tác xã còn ký kết cung ứng cho 2 doanh nghiệp ở Bến Tre và TP.HCM để tăng đáng kể lượng dừa sáp được tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH một thành viên Phát Đặng sản xuất các sản phẩm như giống dừa sáp nuôi cấy phôi, kem dừa sáp King Coco, mứt dừa sáp King Coco, cơm dừa sáp cấp đông, dừa sáp trái King Coco và du lịch sinh thái, trong đó có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, hàng năm tiêu thụ hơn 120.000 trái dừa sáp.
Đặc biệt, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap, được thành lập năm 2020) đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục “Đơn vị chế biến sâu trái dừa sáp thành hệ thống nhiều dòng sản phẩm nhất, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị đặc sản dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh”, qua đó đưa trái dừa sáp đặc sản của vùng đất Trà Vinh vươn xa đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhằm phát huy hơn nữa giá trị tiềm năng của cây dừa sáp tại tỉnh Trà Vinh, cần có nhiều chương trình khởi nghiệp từ cộng đồng doanh nghiệp địa phương, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn lực từ các doanh nghiệp ngành dừa trong và ngoài nước tham gia đầu tư trồng, khai thác dừa sáp với sự hỗ trợ chính sách, chủ trương từ chính quyền địa phương.
Được biết, cây dừa sáp tương đối dễ trồng, không kén đất, tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường, không đòi hỏi đầu tư, chăm sóc nhiều. Mặt khác, đây là cây trồng đa niên, trồng một lần có thể cho thu hoạch đến 50 năm sau, mang lại nguồn thu nhập hàng tháng tương đối khá cho nông dân, mà không tập trung vào một ít tháng trong năm như các loại cây ăn quả khác.
Thị trường tiêu thụ còn khá lớn, cung chưa vượt cầu, vài sản phẩm từ dừa sáp đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên và có tiềm năng 5 sao, khẳng định được vị thế của sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, việc trồng và khai thác cây dừa sáp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chưa theo quy hoạch, manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung, nên dễ bị lai tạp, thoái hóa giống. Việc phát triển nhanh diện tích dừa sáp như hiện nay dẫn đến cung có khả năng vượt cầu, thị trường đầu ra sẽ gặp nhiều khó khăn, chủ yếu bán dừa tươi, còn ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm từ dừa sáp.
Trà Vinh đã triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh như Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng dừa sáp; Nghị quyết 98/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm đối với cây dừa sáp trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, thực hiện Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025, triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến dừa, gồm hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về thông tin thị trường, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...; xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng dừa sáp, đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chế biến dừa sáp, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả đáng kể.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư thực hiện Đề tài Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi tại tỉnh Trà Vinh và Trường đại học Trà Vinh nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô, tạo điều kiện cho việc cải tạo giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế tăng cao.
Theo nhiều chuyên gia, nhà quản lý, để phát triển hiệu quả bền vững chuỗi giá trị dừa sáp Trà Vinh, cần hình thành chuỗi liên kết tạo ra giá trị cao cho dừa sáp Trà Vinh, đưa vào mục tiêu chỉ đạo, nghị quyết và kế hoạch thực hiện của chính quyền địa phương. Quảng bá rộng rãi, đa chiều trên các kênh truyền thông, nhất là quảng bá nhãn hiệu sản phẩm trên các thị trường lớn. Xây dựng Trung tâm ươm giống, đối chứng gen, bản đồ dừa sáp Trà Vinh.
Các cơ quan quản lý nhà nước và đoàn thể cần cùng theo dõi toàn diện cây dừa sáp Trà Vinh, những biến động, tăng trưởng, đồng hành với các chương trình, kế hoạch của các cơ quan quản lý, triển khai thực hiện và lan tỏa sâu rộng đến nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhằm chung tay đẩy mạnh nghiên cứu, quảng bá, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ngành hàng này.
-
Doanh nghiệp có kế hoạch cung ứng hàng sớm cho thị trường -
SASCO khai trương phòng chờ The SENS Leisure Lounge tại sân bay quốc tế Phú Quốc -
Khám phá tinh hoa ẩm thực tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam -
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị