
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Thị trường logistics Việt Nam đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Làm hàng tại Cảng Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh |
Sức hút của thị trường logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Vào cuối tháng 12/2021, Tập đoàn YCH (Singapore) - tập đoàn hàng đầu thế giới về logistics và Tập đoàn T&T đã chính thức khởi công Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc - Vietnam Superport, với tổng vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng.
Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc có diện tích quy hoạch hơn 83 ha, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 850.000 TEU. Dự án dự kiến đi vào hoạt động năm 2024, với giai đoạn I sẽ được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023, giai đoạn II sẽ thực hiện từ năm 2024 đến năm 2025.
Ông Robert Yap, Chủ tịch điều hành của YCH Group chia sẻ: “Đây là dự án đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN (ASLN) nhằm hỗ trợ Kế hoạch Tổng thể kết nối ASEAN 2025 - một chính sách thúc đẩy hội nhập giữa các thành viên ASEAN. Dự án sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại để chuẩn bị cho tương lai của ngành logistics cũng như xây dựng chuỗi cung ứng tích hợp, đảm bảo vận chuyển nhanh chóng và an toàn”.
Dự án được khởi công ngay sau Việt Nam quyết định sống chung với virus SARS-CoV-2, chứng minh cam kết đầu tư dài hạn của YCH đối với thị trường Việt Nam. Tập đoàn có kế hoạch mở rộng các khoản đầu tư tại Việt Nam, như tăng thêm công suất kho bãi và đầu tư vào một dự án hạ tầng logistics khác. Từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2009, YCH đã xây dựng một mạng lưới rộng khắp Việt Nam với các cơ sở logistics cũng như các mối quan hệ đối tác trong nước.
Mới đây nhất, Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (BW) cũng đã mua lại khu đất có diện tích khoảng 74.000 m2 trong Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, do Khu công nghiệp DEEP C phát triển tại Quảng Ninh.
Thương vụ này đánh dấu sự hiện diện của BW tại Quảng Ninh và hợp tác lần thứ 3 liên tiếp với DEEP C trong tiến trình mở rộng của BW tại các thị trường công nghiệp trọng điểm tại miền Bắc Việt Nam.


Ông Lance Li, Tổng giám đốc BW cho biết: “Việt Nam đã nổi lên là quốc gia được hưởng lợi ích lớn nhất từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng do tác động của dịch bệnh gây ra. Chúng tôi nhận thấy dư địa tăng trưởng trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các nhà xưởng và nhà kho chất lượng quốc tế tại Việt Nam”.
Có thể thấy, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đặt niềm tin vào triển vọng của thị trường logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Báo cáo của HSBC chỉ ra rằng, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong năm 2021.
Thật đáng khích lệ, sau khi quý III ghi nhận mức độ thu hẹp sản xuất nặng nề nhất trong vòng một thập kỷ, thì hoạt động sản xuất đã phục hồi tốc độ mở rộng như trước thời điểm xuất hiện biến chủng Delta, sản xuất trong quý IV/2021 tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất phục hồi tích cực cũng phản ánh sự cải thiện trong lĩnh vực xuất khẩu. Sau giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt trong quý III/2021, xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng, tăng gần 19% trong quý IV. Trong khi đó, xuất khẩu dệt may và da giày mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng cũng đã lấy lại phong độ như thời điểm trước khi xuất hiện biến chủng Delta. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu Việt Nam tăng 19%.
Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng
Mặc dù chuỗi cung ứng Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, song ông Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu thuộc Quỹ Hinrich Foundation nhận định: “Việt Nam có thể đối mặt với khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng, ít nhất là trong nửa đầu năm 2022, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc. Dường như Trung Quốc đang quyết định ưu tiên chống đại dịch hơn là tạo thuận lợi cho thương mại trước Thế vận hội Bắc Kinh và Đại hội Đảng lần thứ XX vào cuối năm nay”.
Cũng theo ông Olson, Trung Quốc dường như sẵn sàng chấp nhận những gián đoạn thương mại ngắn hạn để đảm bảo cho hai sự kiện lớn diễn ra suôn sẻ.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron cũng là một mối lo ngại đối với gián đoạn chuỗi cung ứng. Ông Olson lưu ý rằng, tác động của biến thể Omicron đối với chuỗi cung ứng toàn cầu phần lớn sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt phỏng tỏa và đóng cửa biên giới mà các quốc gia thương mại chủ chốt của Việt Nam đã áp dụng. “Các công ty Việt Nam nên chuẩn bị cho khả năng xảy ra gián đoạn thương mại ít nhất là trong nửa đầu năm và có thể lâu hơn”, ông Olson nói.
Đánh giá thị trường Việt Nam, ông Jan Segers, Giám đốc quốc gia Việt Nam tại Noatum Logistics chia sẻ: “Hiện nay, chúng tôi chưa ghi nhận vấn đề gì đối với chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khách hàng đang chuyển sang vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không nhiều hơn. Đối với triển vọng năm 2022, chúng tôi tin rằng, Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP như kỳ vọng sau kết quả giảm sâu trong quý III/2021. Ngoài ra, gia tăng vốn FDI sẽ giúp Việt Nam vượt qua Covid-19”.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới