-
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Xuất khẩu sang Anh quốc đạt 7,55 tỷ USD trong năm 2024 -
Chạy đua phô diễn công nghệ với robot hút bụi
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu không còn xa
Mới đây, Hiệp hội thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Nhật Bản (Japan Livestock Products Export Promotion Council - J-LEC) đã tổ chức sự kiện Wagyu Beef Master Class - Japanese Culinary Delights tại TPHCM, với sự tham gia của hơn 200 đại diện từ các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, nhằm quảng bá thông tin, kiến thức về bò Wagyu chính thống.
Theo J-LEC, trong 5 năm qua, lượng xuất khẩu thịt bò Wagyu của Nhật Bản đã tăng 400%, nhờ vào sự phổ biến toàn cầu của “washoku” (ẩm thực truyền thống Nhật Bản), được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể.
Còn ở thị trường Việt Nam, ông Yoshitomo Kinoshita, Chủ tịch Hiệp hội Xúc Tiến Xuất Khẩu Thịt Bò Nhật Bản (Japan Beef Export Promotion Council) thông tin, năm 2024, mức xuất khẩu bò Wagyu sang Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm 2023.
Sự kiện Wagyu Beef Master Class - Japanese Culinary Delights tại TP.HCM. |
Chỉ tính riêng sản lượng bò của Tập đoàn Kamichiku Venture Spirit (chiếm 20% thị phần bò Wagyu Nhật Bản vào Việt Nam) trong năm 2024 đã đạt 32 tấn, gấp 1,5 lần so với năm ngoái, theo đại diện Tập đoàn chia sẻ.
Cùng với sới sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập trung bình của người dân và tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang gia tăng nhanh, có khả năng chi trả cao hơn cho các sản phẩm nhập khẩu đắt đỏ. Do đó, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thịt bò cao cấp như Wagyu, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn và các bữa tiệc sang trọng.
Hiệp hội Xúc Tiến Xuất Khẩu Thịt Bò Nhật Bản sẽ thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu, kết nối, giúp các nhà phân phối bò Wagyu có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, chủ nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam, từ đó tìm hiểu về thị trường, thị hiếu của người Việt, và lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu bò vào thị trường tiềm năng này.
Bò Wagyu vẫn được gắn với sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, giá thành đắt đỏ, tạo khoảng cách khá lớn trong việc tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Vậy nên, các nhà phân phối bò từ Nhật Bản đang tìm cách mở rộng phân khúc khách hàng cấp thấp, để đẩy mạnh sản lượng bò xuất khẩu.
Ông Tạ Minh Phúc, thuộc Bộ phận Bán hàng Quốc tế Tập đoàn Kamichiku Venture Spirit cho biết, sau khi vào Việt Nam 7 năm, Tập đoàn này nhận thấy người tiêu dùng chỉ sử dụng một vài bộ phận, chiếm hơn 10% tổng trọng lượng của một con bò (300kg), cũng là những bộ phận có giá thành đắt đỏ nhất. Đồng nghĩa nếu muốn tăng sản lượng bò xuất khẩu sang Việt Nam thì cần phải xuất khẩu cả các bộ phận khác của con bò, nhưng với giá thành thấp hơn tạo ra sản phẩm cấp thấp, giúp nhiều khách hàng có cơ hội thưởng thức bò Wagyu.
Bò Wagyu Nhật Bản mang hương vị riêng
Trên thị trường hiện nay, bên cạnh bò Wagyu Nhật Bản, còn có bò Wagyu từ các quốc gia khác như Úc, Mỹ, và Canada,... Những quốc gia này đã phát triển giống bò Wagyu với các phương pháp tương tự như ở Nhật Bản, nhưng bò Wagyu Nhật Bản vẫn được coi là cao cấp, có giá trị nhất nhờ vượt trội về các yếu tố: vân mỡ, độ mềm của thịt, độ tan chảy, dinh dưỡng,… Điều này đến từ sự khác biệt về điều kiện môi trường và kỹ thuật nuôi dưỡng.
Thịt bò Wagyu Nhật Bản cao cấp, có giá trị dinh dưỡng vượt trội. |
Bò Wagyu xuất xứ từ Nhật Bản được sống thoải mái trong môi trường tự nhiên nguyên sơ của Nhật Bản. Các trang trại bò chú trọng nuôi bò trong một môi trường nông nghiệp bền vững. Thức ăn chính của bò Wagyu là rơm rạ từ các cánh đồng lúa Nhật Bản, sau khi đã thu hoạch lúa cho con người. Phân bò được chuyển thành phân bón và sử dụng ngược lại lại cho cây lúa, tạo thành vòng tuần hoàn bền vững.
Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới đăng ký từng con bò Wagyu thuần chủng. Bê con sau khi sinh nếu đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, đến tháng thứ 6 sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký bê Wagyu chính thức, đóng vai trò như bằng chứng về giống Wagyu thuần chủng. Giấy chứng nhận này giúp truy xuất nguồn gốc của bê qua ba thế hệ với phả hệ rõ ràng.
Ngoài ra, từng con bò sẽ có số nhận dạng cá nhân, truy xuất thông tin cụ thể về chúng như: thời gian trưởng thành, thông tin chế biến và nơi giết mổ,... Thông tin này có sẵn trực tuyến cho bất kỳ ai mua thịt bò Wagyu và muốn biết lịch sử về con bò mà họ đã mua.
"Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm mang danh tiếng là bò Wagyu nhưng không phải giống thuần chủng, thậm chí là bò được tiêm mỡ. Do đó, người tiêu dùng cần truy xuất nguồn gốc dựa trên mã QR Code trên tất cả bò được bán ra trên thị trường, để phân biệt và tìm ra sản phẩm bò Wagyu chính gốc Nhật Bản.", ông Tạ Minh Phúc lưu ý.
-
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết -
Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu năm 2025 -
Doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 5-20% -
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt 205 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả Việt Nam “hái quả ngọt” từ các Nghị định thư
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư