Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Cổ phần hóa là may mắn với TCT Xây dựng Thăng Long
Ngọc Doanh - 17/02/2014 08:27
 
Là một trong 7 đơn vị phải hoàn thành cổ phần hóa ngay trong quý I/2014, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (TLG) sẽ phải làm gì để giải tỏa áp lực và sẽ hoạt động thế nào khi trở thành doanh nghiệp cổ phần? Ông Phan Quốc Hiếu, Tổng giám đốc TLG trao đổi về các vấn đề này. Thí điểm cổ phần hóa một Tổng công ty Phát điện >Cổ phần hoá đại gia hàng không vốn 14.600 tỷ

Theo Văn bản số 856/BGTVT-QLDN của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), TLG sẽ hoàn thành CPH vào quý I/2014. Như vậy, tất cả những bước chuẩn bị cần thiết (phương án cổ phần hóa, giá khởi điểm, nhà đầu tư chiến lược) đã hoàn thành, thưa ông?

Đây chính là những việc quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu của TLG, dự kiến vào tháng 3/2014.

Hiện tại, Tổng công ty đang đàm phán với nhà đầu tư chiến lược để thống nhất về giá và trình Bộ GTVT quyết định. Bên cạnh đó, để hoàn tất công tác cổ phần hóa, TLG vẫn tiếp tục triển khai các thủ tục khác sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu để tiến tới tổ chức đại hổi cổ đông thành lập theo đúng tiến độ được Bộ GTVT phê duyệt và hoàn tất công tác đăng ký kinh doanh, quyết toán kinh phí cổ phần...

Ông Phan Quốc Hiếu nói về cổ phần hóa Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
Ông Phan Quốc Hiếu, Tổng giám đốc TCT Xây dựng Thăng Long

Việc phải hoàn thành cổ phần hóa vào thời điểm trên là chỉ đạo của cơ quan chủ quản hay yêu cầu tự thân để hoàn thiện quá trình tái cấu trúc Tổng công ty?

Trước tiên, phải nói rằng, chúng tôi đã may mắn nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT, đặc biệt là đồng chí Bộ trưởng, về đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, với thế mạnh xây lắp cầu, TLG cần đẩy mạnh thị phần đầu tư ứng dụng tiến bộ mới của thế giới trong thi công cầu. Tổng công ty cũng cần đầu tư, mở rộng thêm những ngành nghề có thế mạnh như cơ khí chế tạo.

Và cổ phần hóa cũng chính là con đường tất yếu để Tổng công ty thích ứng với môi trường kinh doanh không ngừng biến động và khắc nhiệt, từ đó phát triển vươn lên.

Mô hình Tổng công ty cổ phần chính là mô hình thích hợp nhất đối với TLG, qua đó sẽ tối đa các tiềm năng hiện có để đẩy mạnh hoạt động quản trị doanh nghiệp một cách bài bản, hệ thống và khoa học.

Có ý kiến cho rằng, cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành giao thông sẽ đắt hàng do giá trị thương hiệu, năng lực thi công, trình độ nhân lực và khả năng cập nhật công nghệ thi công hiện đại... Vậy giá cổ phiếu của TLG được dự kiến thế nào thưa ông?

Việc các tổng công ty thuộc Bộ GTVT nói chung và TLG nói riêng bán cổ phần ra ngoài lần đầu tại thời điểm mà thị trường chứng khoán suy thoái trong thời gian rất dài, nền kinh tế chưa thật sự hồi phục chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá bán cổ phần. Ngoài ra, không chỉ một mình TLG mà có đến 7 tổng công ty thực hiện bán cổ phần trong cùng thời gian sẽ ảnh hưởng tới sự chú ý của các nhà đầu tư, mục tiêu sẽ ít nhiều bị phân tán.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn mong muốn việc bán cổ phần ra ngoài lần đầu của Tổng công ty sẽ đem lại nhiều tín hiệu tốt đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty cổ phần. Còn giá thực tế thế nào thì phải chờ kết quả đấu giá.

Vốn lưu động ít gây cản trở tới khả năng hoạt động của các doanh nghiệp giao thông, nhưng cổ phần hóa không phải là chiếc đũa thần để xoay chuyển tình thế. Ông thấy ý kiến đó thế nào?

Có nhiều mong muốn và kỳ vọng để Tổng công ty cổ phần phát huy tốt nhất những tiềm năng của Tổng công ty. Tuy nhiên, tôi không hề nghĩ đến có chiếc đũa thần nào có thể giúp Tổng công ty bằng nỗ lực của chính mình.

Doanh nghiệp xây dựng cơ bản cần một lượng vốn lưu động rất lớn để phục vụ sản xuất - kinh doanh, nên hầu hết các đơn vị phải huy động một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài, phần lớn là từ ngân hàng. Trong các năm qua, nhiều đơn vị không vay được ngân hàng, khiến việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Tổng công ty xây dựng Thăng Long không nằm trong số đó.

Chúng tôi luôn giữ được uy tín với các ngân hàng, song hàng năm cũng phải trả chi phí rất lớn trên 10% lãi vay. Vấn đề đặt ra là phải đặt công tác quản lý doanh nghiệp lên hàng đầu, tập trung vào các lĩnh vực: thị trường dự án, quản trị doanh nghiệp, quản lý lao động..., từ đó đẩy nhanh vòng quay vốn, giảm thiểu các chi phí vốn phát sinh. Nếu quản lý không tốt thì cho dù đã cổ phần hóa thì cũng không giải quyết được vấn đề thiếu vốn lưu động.

Đại gia giao thông tấp nập lên chuyến tàu cổ phần hóa
Hàng chục tổng công ty lớn trong lĩnh vực xây lắp, quản lý hạ tầng của ngành giao thông sẽ đi “chuyến tàu”cổ phần hóa, dự kiến khởi hành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư