
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
HNX-Index hút dòng tiền khi hai cổ phiếu vào rổ MSCI
Thanh khoản trên sàn HNX-Index phiên 14/5 đạt 3.468 tỷ đồng, tăng 25,4% so với hôm qua và là mức cao nhất kể từ phiên 22/4/2021. Trong đó, giá trị giao dịch chỉ riêng hai cổ phiếu SHB và THD lần lượt là 1.178 tỷ đồng và 231 tỷ đồng.
SHB đã tăng kịch biên độ (10%) trong hai phiên liên tiếp, qua đó tăng giá cổ phiếu lên 28.600 đồng. Cổ phiếu của ThaiHoldings cũng tăng 1,52% lên 193.600 đồng. Cả SHB và THD là 2 mã cổ phiếu Việt Nam được thêm vào rổ danh mục MSCI Frointier Market Index. Cùng với 5 mã cổ phiếu từ các thị trường cận biên khác, số lượng cổ phiếu thành phần danh mục của MSCI Frontier Markets Index - chỉ số tham chiếu cho quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF tăng lên 81 mã.
Trong phiên hôm nay, ngoài là cổ phiếu hút dòng tiền nhiều nhất trên sàn HNX, hai cổ phiếu trên cũng kéo HNX-Index tăng mạnh nhất. Chỉ số này do đó đã vươn lên 294,72 điểm, tăng 2,68% so với ngày 13/5 và gần hơn mức đỉnh 298 điểm.
VN-Index trở lại sắc xanh sau phiên điều chỉnh hôm qua nhưng mức tăng 0,35% vẫn khiêm tốn hơn HNX-Index. Chỉ số sàn HoSE đóng cửa tại 1.266 điểm, đang tiến đến kỷ lục 1.286 điểm giao dịch trong phiên 19/4/2021. Các cổ phiếu kéo thị trường tăng nhiều nhất lần lượt là MSN, VPB, SSB, TCB, CTG. Ngược lại, nhiều ông lớn vốn hóa điều chỉnh đã ghìm chân chỉ số, đứng đầu là VIC, GAS, VNM, BID và GVR.
Giá trị giao dịch trên sàn HoSE nhỉnh hơn hôm qua, đạt 22.032 tỷ đồng, chủ yếu do tăng ở giao dịch thỏa thuận. Giá trị khớp lệnh cổ phiếu nhìn chung đi ngang.
Thanh khoản trên sàn UPCoM cũng nhỉnh hơn, nhưng chỉ số lại giảm 0,21% xuống 81 điểm. Nguyên nhân chính bởi giá cổ phiếu của ACV, Lọc hóa dầu Bình Sơn và VEAM giảm. Ở chiều ngược lại, tương tự diễn biến tích cực của MSN, hai cổ phiếu khác nhà Masan đang giao dịch trên UPCoM là Masan Meatlife (MML) và Masan Consumers (MCH) đã tăng giá mạnh. Giá cổ phiếu MML tăng 8,2% chỉ trong 2 phiên sau thông tin của hãng tin Bloomberg, Masan Group đang lên kế hoạch huy động vốn cho mảng thức ăn chăn nuôi với mục tiêu huy động 1 tỷ USD.
Nhóm tài chính ngân hàng giao dịch tích cực. Dòng ngân hàng đồng loạt tăng ở phiên hôm nay, trừ cổ phiếu BID giảm 0,59%. SHB, SSB, NVB. HDB và VPB là những cổ phiếu nhà băng tăng giá mạnh nhất. Dòng chứng khoán có sự phân hóa, trong đó VCI là cổ phiếu tăng mạnh nhất (+5,62%).
PV Gas hụt hơi, khối ngoại vẫn mạnh tay bán ròng
Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch kém tích cực do không còn trợ lực từ giá dầu thô thế giới. Giá dầu Brent hiện giảm còn 67,5USD/thùng sau khi tăng lên gần 70 USD/thùng hồi giữa tuần. Nhu cầu giảm do tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá dầu.
Diễn biến trái chiều của giá cổ phiếu VPB (+2,3%) và GAS (-1,75%) ở phiên hôm nay cũng là nguyên nhân khiến bảng top 10 vốn hóa thị trường ghi nhận sự xáo trộn. PV Gas đã để VPBank “vượt mặt” và tụt xuống vị trí thứ 10 về vốn hóa.
Ngày 12/5 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cho biết đang xem xét nâng hạng các đánh giá dài hạn VPBank) và công ty con FE Credit. Động thái này diễn ra sau thỏa thuận ký kết hôm 28/4 về việc bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMFG, một tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản, với mức định giá là 2,8 tỷ USD.
Vị trí liền trên là cuộc ganh đua quyết liệt của ba ông lớn ngân hàng VietinBank, Techcombank và BIDV khi giá trị vốn hóa đều khá ngang ngửa, trên 170.000 tỷ đồng.
![]() |
Top 10 vốn hóa thị trường ngày 14/05 xáo trộn với sự vươn lên của VPBank - Đvi: Nghìn tỷ đồng |
Vinamilk vẫn đang giữ vị trí thứ 5 với mức vốn hóa trên 187.050 tỷ đồng nhưng thứ hạng này sẽ khó vững nếu VNM không sớm lấy được đà phục hồi. Khối ngoại trở lại bán ròng thu về gần 115 tỷ đồng từ cổ phiếu này. Đây cũng là nguyên nhân khiến VNM đóng cửa giảm 1,1% xuống 89.500 đồng.
Một số cổ phiếu khác cũng bị các nhà đầu tư nước ngoài rút ròng và chịu áp lực giảm giá. Giá trị bán ròng cổ phiếu Hòa Phát của khối ngoại hôm nay tăng vọt lên 412 tỷ đồng. Liên tục trong 5 phiên liền trước, nhóm nhà đầu tư này cũng đã rút khoảng 230 tỷ đồng/phiên. HPG do đó cũng giao dịch lình xình sau khi đóng cửa ở mức giá cao kỷ lục (63.000 đồng/cổ phiếu) hôm 10/05. Áp lực bán của khối ngoại tại cổ phiếu Vingroup cũng đã kéo dài liên tục trong 4 phiên. VIC kết phiên giảm 0,9%, xuống 125.300 đồng/cổ phiếu.
Ngoài VNM, HPG và VIC, khối ngoại cũng rút ròng trên trăm tỷ đồng tại CTG và MBB. Tuy nhiên, lực đỡ của khối nội đã giúp hai “ông lớn” nhà băng này tăng giá 1,08% và 0,15%.
Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1.670 tỷ đồng trên ba sàn. Đây là mức rút ra cao nhất kể từ ngày 15/1/2021.

-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số