
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
Cổ phiếu vốn hóa lớn “dìm” thị trường
Sắc xanh áp đảo trên sàn chứng khoán TP HCM (HoSE) trong phần lớn khoảng thời gian giao dịch phiên 11/5. Dù VN-Index đóng cửa ở mức 1.256,4 điểm (giảm 3,54 điểm tương đương 0,28% so với ngày giao dịch trước), số lượng mã chứng khoán tăng giá tại thời điểm kết phiên vẫn cao hơn số mã giảm với 261 cổ phiếu tăng giá, 164 cổ phiếu giảm giá và 40 cổ phiếu đứng giá tham chiếu.
Trước đó, chỉ số sàn HoSE đã tăng mạnh ngay phiên mở cửa và có thời điểm vọt lên 1.272,55 điểm. Biên độ giao dịch hôm nay lên tới 16 điểm.
Cú tụt dốc sâu ở nửa cuối phiên chiều có sự đóng góp lớn của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. 8 cổ phiếu trong top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm trong hôm nay. Nhóm VN-30 gồm 30 tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất sàn HoSE đồng thời thỏa mãn các điều kiện về thanh khoản ghi nhận tới 21 mã cổ phiếu giảm giá. Thời điểm kết phiên, VN-30 Index giảm gần 11,5 điểm dù cũng giữ được sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch.
5 cổ phiếu “dìm” chỉ số giảm nhiều nhất là cổ phiếu của Vingroup (-1,13%), Techcombank (-2,29%), Vinamilk (-1,94%), Vinhomes (-1,11%) và Hòa Phát (-1,59%). Nhiều cổ phiếu trong số này đã tăng mạnh thời gian qua như HPG, TCB. VNM vừa hồi phục và tăng kịch trần hôm qua sau chuỗi dài các phiên giảm giá, thậm chí đã trở lại sát mốc 100.000 đồng/cổ phiếu khi mở cửa giao dịch sáng nay.
Cũng khá tương đồng, cổ phiếu MSN tăng trần hôm qua và giao dịch khá nhiều ở vùng giá tăng 3-4% trong hôm nay. Tuy nhiên, cổ phiếu này lại rơi nhanh từ nửa cuối phiên chiều và kết phiên giảm 0,1%.
Ở chiều ngược lại, sắc xanh của 3 ngân hàng BIDV, VIB và VPBank cùng GVR và HVN là các yếu tố kéo đỡ thị trường. VIB đã tăng khá từ sáng nhờ thông tin tích cực khi cổ phiếu này được mở margin do đã niêm yết đủ 6 tháng theo quy định. Cổ phiếu của LPB cũng được vào danh sách cho vay ký quỹ cùng đợt này, nhưng giao dịch hôm nay lại khá giằng co và đóng cửa giảm 0,69%.
Trên sàn HNX, các trụ cột như SHB, NVB và VCS giảm giá là nguyên nhân chính kéo thị trường giảm sâu. Số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn nhỉnh hơn số giảm giá (121 mã tăng / 100 mã giảm). Chỉ số sàn UPCoM là nơi duy nhất giữ được sắc xanh vào cuối phiên, chủ yếu nhờ đà tăng của cổ phiếu Viettel Global (1,87%) và Masan High-Tech Materials (+5,29%). IDP – cổ phiếu của Sữa Quốc tế gây bất ngờ khi được giao dịch tại mức giá kịch trần, tăng tới 39,9% do lần đầu tiên một lô cổ phiếu (100 đơn vị) được khớp lệnh trên sàn.
![]() |
VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm tại thời điểm kết phiên |
Về thanh khoản thị trường, trừ sàn HNX tăng nhẹ, giá trị giao dịch trên HoSE và UPCoM đều giảm so với hôm qua. Dù vậy, thanh khoản ba sàn vẫn ở mức cao với tổng giá trị đạt 25.920 tỷ đồng.
Khối ngoại trở lại bán ròng 284 tỷ đồng sau hai phiên mua ròng nhẹ. Các cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất là HPG và NVL, giúp thu về lần lượt 226 tỷ đồng và 163 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng bán hơn 57 tỷ đồng cổ phiếu VIC và 33 tỷ đồng cổ phiếu VRE. Trong khi đó, cổ phiếu nhà Vin khác là VHM lại được mua ròng 27,5 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng được khối ngoại quan tâm giải ngân, đặc biệt là cổ phiếu của VPBank (175 tỷ đồng), MSB (99,4 tỷ đồng), Sacombank (46 tỷ đồng) hay MBB cũng được mua ròng gần 17 tỷ đồng.
Dòng thép phân hóa, Hòa Phát và Hoa Sen điều chỉnh sau ba phiên tăng
Trái với sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu thép phiên hôm qua, các cổ phiếu này đã có sự phân hóa. Hai ông lớn ngành thép là HPG và HSG giảm lần lượt 1,59% và 3,7% sau khi đã tăng một mạch ba phiên trước. Cổ phiếu của Ống thép Việt Đức (VGS) và Nam Kim (NKG) đều giảm trong khi Pomina và Đại Thiên Lộc vẫn tăng giá.
Xu hướng tăng của cổ phiếu ngành thép được hỗ trợ đáng kể từ đà tăng của giá thép. Số liệu cập nhật từ sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải cho thấy giá hợp đồng tương lai của mặt hàng này vừa xác lập đỉnh mới trên 5.700 yên/tấn, tăng 35% kể từ đầu năm.
![]() |
Giá hợp đồng tương lai thép tăng 35% từ đầu năm |
Trước diễn biến này, các sàn giao dịch hàng hóa Trung Quốc ngày 10/5 đã nâng mức giới hạn giao dịch và mức ký quỹ bắt buộc đối với một số hợp đồng quặng sắt, đồng thời khôi phục mức phí đối với các hợp đồng thép kỳ hạn tương lai.
Còn tại Việt Nam, tại cuộc họp về điều hành giá mới đây, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước. Phó Thủ tướng yêu cần nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”