-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Thêm một phiên giao dịch tỷ đô của sàn HoSE
Phiên giao dịch đầu tuần chứng khiến sự bứt phá đáng kể về điểm số và thanh khoản của sàn chứng khoán TP HCM (HoSE) bất chấp thông tin xấu của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, một công văn của Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện nghiêm một số nội dung trong hoạt động, trong đó có nhắc đến công tác quản lý tín dụng với tín dụng chứng khoán, bên cạnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, BOT giao thông hay cho vay tiêu dùng…
Sự khá giằng co thể hiện khá rõ trong giao dịch của VN-Index nửa đầu buổi sáng với số mã chứng khoán giảm điểm cao áp đảo. Tuy nhiên, từ 10h sáng, thị trường ghi nhận những diễn biến khá tích cực. Đến cuối phiên, chỉ còn 207 mã giảm giá, 43 mã đứng giá tham chiếu và 214 mã tăng giá trên sàn HoSE. Trong nhóm VN-30, chỉ có 7/30 cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ.
Giá trị giao dịch sàn HoSE cũng lần đầu trở lại mốc 1 tỷ USD kể từ sau phiên 13/4. Trong đó, giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 21.622 tỷ đồng, tăng 2,61% so với phiên trước. Giá trị thỏa thuận xấp xỉ 1.511 tỷ đồng.
Không hồi phục mạnh mẽ như chỉ số sàn HoSE, HNX-Index đóng cửa tăng 0,41 điểm lên 280,27 điểm. Chỉ số này từng có lúc giảm hơn 2 điểm ở đầu phiên sáng. Còn UPCoM –Index vẫn giảm nhẹ 0,01điểm xuống 80,84 điểm vào cuối phiên. Thanh khoản trên hai sàn giảm nhẹ so với cuối tuần trước nhưng vẫn ở mức cao. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt tổng cộng 26.339 tỷ đồng.
VN-Index lội ngược dòng tăng 18 điểm trong phiên 10/05/2021 |
Ngoài ra, điểm chung của ba sàn hôm nay là sự trở lại của dòng vốn ngoại, dù giá trị mua vẫn còn khá khiêm tốn. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 1.959 tỷ đồng và bán ra 1.868 tỷ đồng, tương đương mức mua ròng 90,6 tỷ đồng. Giá trị mua ròng trên HNX và UPCoM lần lượt là 4,5 tỷ đồng và 23 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên của khối ngoại sau chuỗi bán ròng 5 ngày liên tiếp của tuần trước.
Vinamilk hồi phục mạnh, khối ngoại dứt mạch bán ròng
Đà bán ròng của khối ngoại cũng tạm ngừng tại cổ phiếu VNM. Các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 254 tỷ đồng để mua cổ phiếu này nhưng cũng bán ra để thu về 207 tỷ đồng, tương đương mua ròng gần 47 tỷ đồng.
Trong 8 phiên liền trước, cổ đông ngoại đã liên tục bán ra VNM. Tính trong một tháng gần đây từ 8/4 đến 7/5, VNM là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều thứ hai trên sàn HoSE với giá trị bán lên tới 1.566 tỷ đồng,
Xu thế bán ròng của khối ngoại đã kéo dài liên tục nhiều tháng nay và trở thành một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu của doanh nghiệp đứng đầu ngành sữa này giảm 24,3% kể từ mức đỉnh tháng 1/2021. “Ông lớn” ngành sữa này vì vậy cũng đã bị Hòa Phát vượt giá trị vốn hóa và chỉ đứng thứ 5 trong top vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp trên sàn.
Cổ phiếu VNM đã chạm trần ngay trong sáng nay, tăng 6,9% lên 93.000 đồng/cổ phiếu và giữ được mức này tại thời điểm kết phiên. Cùng Vinamilk, cổ phiếu của Masan – cũng là một doanh nghiệp ngành hàng thiết yếu cũng tăng kịch trần trong phiên hôm nay.
Vẫn còn cả chặng đường dài để Vinamilk lấy lại vị trí từng có trên bảng xếp hạng về vốn hóa thị trường. Nhất là khi cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn đang tiếp tục bứt phá sau thời gian dài tăng giá nhờ những thông tin tích cực từ diễn biến giá thép thế giới. Cổ phiếu của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, trọng tâm là nhóm doanh nghiệp kinh doanh thép và bê tông tiếp tục tăng giá mạnh hôm nay.
HPG tăng 3,62% lên 63.000 đồng/cổ phiếu, HSG tăng 6,81%. Trong khi đó, cổ phiếu của thép Nam Kim (NKG), Pomina (POM), VISCO (VIS) tăng kịch biên độ.
Ngoài nhóm thép, các cổ phiếu chứng khoán cũng “tỏa sáng”. Khác với dòng thép đã tăng liên tục nhiều ngày qua, khá nhiều cổ phiếu của các công ty chứng khoán đã trải qua vài phiên điều chỉnh. Cổ phiếu của VCSC, MBS, FPTS tăng kịch biên độ. SSI - công ty chứng khoán có vốn hóa lớn nhất cũng tăng 6,1% lên 34.700 đồng/cổ phiếu.
VNM, MSN và HPG lần lượt là ba trụ cột đóng góp nhiều nhất vào mức tăng 18 điểm của VN-Index hôm nay. Ở chiều ngược lại, NVL lại là cổ phiếu “dìm” thị trường nhiều nhất khi có một phiên điều chỉnh (giảm 5,4%) sau chuỗi tăng 27% trong 9 ngày liên trước.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025