
-
Doanh thu của Chương Dương đạt 506,17 tỷ đồng, cổ phiếu CDC tiếp tục xu hướng giảm
-
Tiêu thụ khoáng sản giảm, Bimico đặt mục tiêu kinh doanh giảm sâu so với năm 2024
-
EVNGENCO3 (PGV) sản xuất gần 9,6 tỷ kWh điện sau 4 tháng
-
Nhà sách Phương Nam chuẩn bị về tay Thiên Long Group
-
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh -
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025
Định giá cổ phiếu VSC cao hơn trung bình ngành
Dù bối cảnh cạnh tranh cao và chịu rủi ro khi lượng hàng qua cụm cảng Hải Phòng suy giảm liên quan tới thuế quan đối ứng, nhưng cổ phiếu Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã VSC) bất ngờ tăng nóng, trở thành hiện tượng đáng lưu ý trên sàn. Từ ngày 9/4 đến 15/5, giá cổ phiếu này đã tăng 59,1%, từ 13.950 lên 22.200 đồng/cổ phiếu (cùng kỳ, chỉ số đại diện thị trường VN-Index chỉ tăng 20%), trở thành hiện tượng trên sàn HoSE.
Dù triển vọng kinh doanh còn nhiều biến cố khó lường, nhưng hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) của Viconship có dấu hiệu sôi động. Trong đó, sau khi hoàn tất thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ từ Công ty cổ phần Gemadept, Viconship liên tục có dấu hiệu mở rộng hoạt động vận tải khi nâng sở hữu lên 40% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (mã VNA) và tính tới ngày 14/5, nhóm cổ đông Viconship đã liên tục mua vào, nâng sở hữu lên 11,61% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An.
Theo tìm hiểu, Vinaship đang sở hữu 5 tàu chở hàng khô với tổng trọng tải khoảng 100.111 DWT, đội tàu có độ tuổi bình quân 21,5 tuổi, vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á, Bắc Á. Trong đó, Công ty có hai cổ đông lớn gồm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu 51% vốn điều lệ, Viconship sở hữu 40% vốn điều lệ, còn lại 9% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác.
Thêm nữa, Vinaship đang lên kế hoạch bổ sung 2 tàu hàng khô đã qua sử dụng, trọng tải 28.000 - 35.000 DWT trong năm 2025, tương ứng tổng vốn đầu tư 664,3 tỷ đồng (40-50% là vốn tự có, còn lại là vốn vay ngân hàng thương mại). Ngược lại, Vinaship dự kiến bán thanh lý tàu Vinaship Pearl trước ngày 31/12/2025, với giá trị ước khoảng 60 tỷ đồng, tàu đã đưa vào sử dụng năm 2009 với trọng tải 24.241 DWT.
Tương tự, về Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, trong năm 2024, đã tiếp nhận thành công 4 tàu, nâng đội tàu lên 16 tàu, tổng sức chở lên tới 26.500 TEU và lên kế hoạch đầu tư thêm 1-2 tàu container cũ trong năm 2025.
Giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc đầu tư vào hai doanh nghiệp vận tải trong Đại hội đồng cổ đông năm 2025, Viconship cho biết, những năm qua, Công ty đã tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp có cùng ngành nghề để bổ sung năng lực kinh doanh chuỗi logistics.
Với động thái đẩy mạnh thâu tóm, giá cổ phiếu của Viconship cũng tăng nóng từ giữa tháng 4 tới nay, nhưng sau khi đạt vùng 23.950 đồng/cổ phiếu (ngày 5/5), có dấu hiệu đi ngang và bị bán trở lại. Tính tới ngày 19/5, cổ phiếu VSC giao dịch vùng 21.500 đồng/cổ phiếu, thấp 10,2% so với đỉnh ngày 5/5 và phát đi tín hiệu đảo chiều khi chỉ báo kỹ thuật RSI ở vùng quá mua và hướng xuống; xuất hiện hai phiên đảo chiều ngày 6/5 và 14/5; cổ phiếu không tăng giá trong hơn 1 tuần, nhưng thanh khoản tăng cao - là dấu hiệu của phân phối đỉnh trong ngắn hạn.
Với giá đóng cửa ngày 19/5 là 21.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VSC đang giao dịch vùng định giá P/E là 19,94 lần, cao hơn trung bình ngành là 18,48 lần. Trong khi đó, một số doanh nghiệp cùng ngành như Gemadept đang giao dịch vùng định giá P/E là 15,33 lần; Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (mã PHP) là 16,34 lần; Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (mã QNP) là 13,96 lần…
Áp lực cạnh tranh khi nguồn cung cảng tăng cao tại Hải Phòng
Bên cạnh việc định giá không còn rẻ, gần đây, nhà đầu tư lo ngại, với chiến lược M&A mở rộng cảng và đầu tư vào hãng tàu, Viconship đã gia tăng sử dụng nợ vay. Nếu năm 2021, Công ty không sử dụng nợ vay, thì tới ngày 31/3/2025, tổng nợ vay lên tới 2.115,2 tỷ đồng, tăng 165,1 tỷ đồng so với đầu năm 2025 và bằng 41,3% tổng vốn chủ sở hữu (tỷ lệ này trung bình ngành chỉ là 21%).
Công ty Chứng khoán An Bình lưu ý, Viconship đang tập trung mở rộng hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các hình thức chứng khoán kinh doanh, có thể gây rủi ro gia tăng biến động lợi nhuận. Đồng thời, Công ty sẽ phải chịu khoản khấu hao lũy kế lợi thế thương mại trong các năm tới do hoạt động mua Công ty TNHH Nam Hải Đình Vũ, gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, lợi nhuận trong năm 2025 còn bị ảnh hưởng vì không còn khoản doanh thu tài chính do đánh giá lại giá trị đầu tư tại cảng Nam Hải Đình Vũ sau khi hoàn thành hợp nhất vào báo cáo tài chính, mà đã ghi nhận năm 2024. Việc bến số 3-4 của cảng Hải Phòng và số 5-6 của Hateco tại cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động đầu năm 2025, giai đoạn III cảng Nam Đình Vũ của Gemadept đi vào hoạt động gia tăng áp lực cạnh tranh tại cụm cảng Hải Phòng với Viconship.
Như vậy, áp lực nợ vay ngày một tăng trong bối cảnh nguồn cung cảng tại Hải Phòng gia tăng sẽ là thách thức đối với hoạt động cốt lõi khai thác cảng của Viconship trong thời gian tới.

-
Cổ phiếu VSC có dấu hiệu đảo chiều khi Viconship đẩy mạnh việc thâu tóm -
Nhà sách Phương Nam chuẩn bị về tay Thiên Long Group -
ĐHĐCĐ City Auto: Phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn kinh doanh -
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025 -
Địa ốc Đà Lạt huy động 350 tỷ đồng để triển khai dự án KDC đồi An Tôn -
Ladophar hé lộ 3 tổ chức sẽ mua 13,64 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ -
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao