-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Cổ phiếu Xiaomi lao dốc hơn 10% trong ngày giao dịch 15/1. Ảnh: Shutterstock |
Tính đến cuối ngày giao dịch 15/1, cổ phiếu của Xiaomi niêm yết tại Hong Kong lao dốc hơn 10,26%, còn chỉ số công nghệ Hang Seng Tech cũng mất 1,35% còn 8.775,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số chính Hang Seng vẫn tăng 0,27% và đóng cửa với 28.573,86 điểm.
Cổ phiếu của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) niêm yết tại Hong Kong hôm nay sụt giảm 1,1% sau khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo cơ quan này đã bổ sung doanh nghiệp dầu khí này vào danh sách các công ty bị hạn chế thu mua một số mặt hàng nhất định do Mỹ sản xuất.
Các thị trường chứng khoán lớn khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hôm nay đều đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc sụt giảm nhiều nhất khu vực với mức giảm 2,03% xuống 3.085,90 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục biến động trái chiều với chỉ số Shanghai Composite nhích nhẹ lên 3.566,38 còn Shenzhen Component giảm 0,255% xuống 15.031,70 điểm. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,62% và đóng cửa ở mức 28.519,18 điểm còn chỉ số Topix mất 0,89% và kết thúc ngày giao dịch với 1.856,61 điểm.
Chứng khoán Australia hôm nay khá im ắng, với chỉ số S&P/ASX 200 đóng cửa đi ngang ở mức 6.715,40. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) trượt 0,42%.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden hôm 14/1 đã tiết lộ chi tiết gói giải cứu thời Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Đây là "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" với một số biện pháp kích thích quen thuộc với hy vọng hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp tại Mỹ cho đến khi vaccine kháng Covid-19 được phân phối rộng rãi.
Đồng bạc xanh hôm nay mạnh lên sau thông tin gói cứu trợ thời Covid-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng lên 90,409, từ mức 90,223 thiết lập trước đó. Đồng yên Nhật Bản lên giá và giao dịch 103,67 JPY/USD, so với mức trên 104 JPY/USD hồi đầu tuần, còn đô la Australia cũng nhích giá nhẹ lên 1 AUD "ăn" 0,774 USD, so với mức 1 AUD/0,77 USD giao dịch đầu tuần.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay sụt giảm, với giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 1,17% xuống 55,76 USD/thùng còn dầu thô giao sau của Mỹ giảm 0,84% xuống 53,12 USD/thùng.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank