-
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
Ngày 4/9, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn trong đó có thực hiện việc nới lỏng một số quy định về phòng chống dịch. Đáng chú ý, thành phố Đà Nẵng cho phép các cơ sở lưu trú trên địa bàn được hoạt động trở lại.
Sau khi Đà Nẵng chuyển sang trạng thái nới lỏng, đến ngày 6/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã đã cho phép khôi phục hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay… đi và đến TP Đà Nẵng từ 0h ngày 7/9 trên nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Các cơ sở lưu trú khách sạn, khu nghỉ tại Đà Nẵng vẫn gặp rất nhiều khó khăn dù đã được cho phép hoạt động trở lại. |
Mặc dù một số điều kiện cơ bản đã được “mở”, tuy nhiên theo một số đơn vị kinh doanh lưu trú nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành du lịch tại Đà Nẵng cho biết, các hoạt động kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn khi lượng khách đến Đà Nẵng gần như không có, thị trường du lịch chưa mở cửa trở lại.
Ông Trần Đăng Huy, Tổng giám đốc Công ty CP Đồng Hành Goldman – đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển khách tham quan du lịch bằng xe limousine cho biết, hơn 1 tháng nay hoạt động kinh doanh của đơn vị buộc phải ngừng hoàn toàn do dịch bùng phát.
Cũng theo ông Huy, hiện nay hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải đi và đến Đà Nẵng đã được khôi phục trở lại thế nhưng hoạt động kinh doanh vận chuyển tour tuyến của công ty hoàn toàn không triển khai được do thành phố vẫn đang áp dụng quy định tạm dừng các hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu tại các khu du lịch, điểm vui chơi, giải trí.
Ông Huy cho biết, trước hoàn cảnh nói trên, đơn vị buộc phải cho nhân viên tạm nghỉ không lương và chờ đợi các quyết định mới của thành phố về việc bình thường hóa các hoạt động kinh tế- xã hội; cũng như quyết định các địa phương khác về việc cho phép tiếp nhận người đến từ Đà Nẵng.
Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng hiện nay cũng trong tình trạng tương tự. Đây là lần tạm ngừng hoạt động thứ 2 của khu du lịch này kể từ đầu năm do dịch COVID-19 bùng phát.
Đại diện Công ty CP DHC Suối Đôi – đơn vị chủ quản dự án cho biết, các hoạt động khai thác kinh doanh tại khu du lịch bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đơn vị gần như không có nguồn thu đầu vào khi 2 đợt dịch COVID-19 bùng phát và khu du lịch buộc phải ngừng hoạt động.
“Nói chung tình hình năm nay khá khó khăn. Giờ đơn vị cũng chưa có kế hoạch nào mà phải chờ vào quyết định mới của thành phố với căn cứ vào tình hình chung chứ chưa thể làm khác được”, đại diện khu du lịch Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài chia sẻ.
Tại khu nghỉ mát Furama Đà Nẵng, hiện nay dịch vụ lưu trú đã hoạt động trở lại tuy nhiên vẫn trong tình trạng “cầm chừng”.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng- Tổng thư ký Hiệp hội du lịch Đà Nẵng chia sẻ:“ Khu nghỉ hiện nay chủ yếu phục vụ số ít khách trong thành phố đến nghỉ lưu trú sau khi thành phố nới lỏng giản cách xã hội chứ khách ngoại tỉnh thì chưa có”.
Cũng theo ông Quỳnh, tại thời điểm này, Furama vẫn đang tiếp tục triển khai công tác đào tạo nhân viên và bảo trì cơ sở vật chất cho khu nghỉ.
Ông Quỳnh nhận định, mặc dù vận chuyển hành khách đến Đà Nẵng đã được Bộ GTVT cho phép nhưng cơ bản vẫn phải đảm bảo tối đa các điều kiện về phòng chống dịch. Do vậy, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã được phép hoạt động trở lại nhưng chắc chắn sẽ không có lãi do nguồn khách lưu trú không có nhiều.
“Một số cơ sở lưu trú hiện nay buộc phải tạm ngừng hoạt động cho đến cuối năm hoặc đầu hè năm sau do doanh thu không đủ để trang trãi cho chi phí hoạt động. Cũng có một số thì hoạt động cầm chừng trở lại nhưng chủ yếu để “tập sự”, chuẩn bị trở lại cũng như duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, bởi nếu lâu ngày không hoạt động thì các trang thiết bị, cơ sở vật chất sẽ rất nhanh xuống cấp và hư hỏng”, ông Quỳnh cho biết.
Cũng theo ông Quỳnh nhận định, ngành du lịch là ngành dịch vụ “đi sau tất cả”, nên chắc chắn thị trường du lịch phải đợi đến thời điểm kinh tế phục hồi thì mới có thể khởi sắc trở lại.
-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Nghỉ dưỡng Sa Pa mùa săn mây ở đâu để tận hưởng trọn những ngày đẹp nhất năm? -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025