-
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền -
Ngày Đột quỵ thế giới 29/10: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ BE FAST
Tưởng không hại mà hại không tưởng
Thông tin từ ngành Y tế cho biết trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm. Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nam bệnh nhân này nhiễm chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 và có tên là pandemic09 (pdm).
Cúm A là trong những chủng virus cúm phổ biến, gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Virus này có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt qua các giọt dịch tiết từ mũi, miệng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi, họng.
Ngoài chủng virus cúm A/H1N1, các chủng virus cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A/H3N2, cúm B và cúm C.
Virus cúm A/H1N1 đã gây ra đại dịch toàn cầu vào năm 2009, hàng triệu người nhiễm. Mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1 không cao như cúm gia cầm A/H5N1 hoặc A/H7N9, song có thể gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt ở người có bệnh nền hoặc hệ miễn dịch yếu.
Tại Việt Nam, ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 5/2009. Từ đó, cúm A/H1N1 lưu hành trong cộng đồng, khả năng bùng phát thành các đợt dịch nhỏ lẻ.
Việc tiêm vắc-xin cúm mùa là cần thiết để tránh những biến chứng do căn bệnh này gây ra. |
Tổ chức Y tế Thế giới từng cảnh báo cúm A/H1N1 có thể gây tử vong ở những người có bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong liên quan cúm, trong đó cúm A/H1N1 là một trong các tác nhân phổ biến.
Trước đó, đại dịch cúm Tây Ban Nha, xảy ra vào năm 1918-1919, là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, gây ra cái chết cho khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới, chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu lúc bấy giờ.
Nguyên nhân chính của sự tàn phá này là virus cúm H1N1, một loại virus mới mà cơ thể con người chưa từng tiếp xúc trước đó.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa.
Cũng theo các chuyên gia, mô hình bệnh truyền nhiễm thay đổi, không theo tính chất mùa. Với virus cúm năm nào cũng biến đổi thành một chủng mới do đó các nhà khoa học liên tục cập nhật và đưa vào nghiên cứu để sản xuất vắc-xin phòng bệnh.
Đây là lý do vì sao vắc-xin cúm thường có miễn dịch ngắn, chỉ hiệu quả trong khoảng 1 năm và người dân được khuyến cáo tiêm nhắc vắc-xin cúm sau 1 năm.
Chia sẻ lý do đi tiêm vắc-xin cúm mùa tại Hệ thống Safpo/Potec, chị Lê Thanh Hà, 34 tuổi, cán bộ văn phòng, Hà Đông, Hà Nội cho hay, những năm về trước do không tiêm vắc-xin cúm nên năm nào chị cũng mắc cúm vài lần, rất mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt nhưng những năm gần đây do chủ động tiêm vắc-xin cúm nên hầu như chị không bị cúm hoặc nếu có thì triệu trứng rất nhẹ.
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn tiêm vắc-xin cúm tại đây chị Hà cho hay do tin tưởng vào chất lượng vắc-xin cũng như thái độ chuyên nghiệp của nhân viên y tế tại Safpo/Potec.
Cũng dành cho phòng tiêm chủng safpo/Potec sự tin tưởng tuyệt đối là chị Nguyễn Thảo Ly, nhân viên văn phòng, 27 tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo lời chị Ly, gia đình, người thân, bạn bè của chị có nhiều người mắc cúm, phải nghỉ học, nghỉ làm, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập. Chính vì vậy nên chị chủ động đi tiêm vắc-xin cúm để bảo vệ bản thân.
Tiêm vắc-xin cúm mỗi năm một lần
Theo khuyến cáo của chuyên gia, việc tiêm chủng vắc-xin cúm là giải pháp quan trọng nhằm giúp mỗi người tránh được hệ quả của bệnh và giúp cộng đồng ngăn một đại dịch có thể xảy ra.
Bác sỹ Nguyễn Thị An, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim, thậm chí có thể gây tử vong.
Theo chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin cúm nên có nguy cơ nhiễm cúm rất cao.
Đối với những em bé sinh non (dưới 32 tuần tuổi) kèm theo những nguy cơ về sức khỏe có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa.
Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Người lớn >65 tuổi; những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch... là những đối tượng dễ mắc các biến chứng nặng khi mắc cúm.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng là đối tượng cần đặc biệt chú ý, tránh mắc cúm bởi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Theo đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm.
Điều này khiến cơ thể bà bầu nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Tương tự, trải qua quá trình sinh nở, người phụ nữ bị suy giảm sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus cúm dễ dàng tấn công.
Do đó, những người trên 50 tuổi, suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nền, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh COPD, trẻ nhỏ… nên tiêm vắc-xin phòng bệnh hằng năm.
Với hệ lụy như vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm. Theo các bác sỹ, cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và nó lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ lâu thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…).
Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa Đông Xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa Đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).
Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).
Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.
Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian nhưng vì chúng ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa Đông năm nay tới hết mùa Xuân năm sau.
-
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân -
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết trong mưa lũ làm thức ăn -
Tin mới y tế ngày 30/10: Gánh nặng từ tác hại của thuốc lá thế hệ mới -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền
-
1 Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
2 Hiệu chỉnh phương án đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình -
3 Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics -
4 TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách -
5 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế