-
Giám sát các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm -
Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt -
Tin mới y tế ngày 12/10: Ngăn dịch sởi lây lan -
Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế -
Loạn thần ở người trẻ nguy hiểm thế nào? -
Tin mới y tế ngày 11/10: Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Theo các bác sỹ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin cúm mùa để bảo vệ sức khỏe. |
Đại dịch cúm và mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm, trong đó, có khoảng 500.000 người tử vong bởi các vấn đề sức khỏe liên quan đến cúm.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 1-1,8 triệu người nhiễm cúm. BS. Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho biết, cúm là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản, nhưng để lại một hậu quả nặng nề cho cá nhân, xã hội, cộng đồng, ngành y tế, doanh nghiệp, khi mà cứ đến mùa, nhiều bậc cha mẹ phải nghỉ ở nhà chăm con ốm do mắc cúm, nhiều công sở hoặc nhà máy thiếu nhân lực do nhiều người phải nghỉ do cúm mùa.
Các cơ sở y tế đôi khi bị quá tải, số bệnh nhân cần chăm sóc đột ngột tăng cao. Theo thống kê vào năm 2016, tại Việt Nam có tới gần 300.000 trường hợp phải nhập viện do nhiễm trùng hô hấp vì mắc cúm.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm. Chúng ta đều biết, khi có người mắc cúm là cần cách ly, làm sạch môi trường, đeo khẩu trang. Tuy nhiên, đó chưa phải là các biện pháp triệt để. Phòng bệnh bằng vắc-xin mới là biện pháp hữu hiệu, an toàn nhất.
Bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới), nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau, nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).
WHO từ lâu đã thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác định vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…). Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa đông xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).
Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).
Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu, cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo. Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian, nhưng vì nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa thì mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu.
Với câu hỏi vắc-xin cúm chỉ tiêm ở trẻ nhỏ hay cả người trưởng thành, theo BS. Nguyễn Tuấn Hải, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin cúm mùa để bảo vệ sức khỏe.
Một số người cho rằng, tiêm chủng vắc-xin chỉ dành cho trẻ em, nhưng điều này không đúng. “Với người lớn, tiêm chủng vắc-xin cũng rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe, tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Người lớn cần tiêm nhiều loại vắc-xin để bảo vệ bản thân trước các bệnh truyền nhiễm mà cơ thể chưa có miễn dịch.
Ngoài ra, cũng cần tiêm nhắc lại một số vắc-xin đã được tiêm lúc nhỏ như vắc-xin phòng bệnh ho gà, uốn ván, viêm gan B…, vì hiệu lực bảo vệ của các vắc-xin này sẽ bị suy giảm theo thời gian”, BS. Hải nói.
Trước đây, trên thị trường không có nhiều loại vắc-xin dành cho người lớn, do các nhà sản xuất chưa quan tâm đến việc phòng bệnh cho người lớn. Nhưng hiện nay, ngay tại Việt Nam đã có nhiều vắc-xin mới dành cho người lớn như vắc-xin phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn; vắc-xin phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm phổi do não mô cầu khuẩn; vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung; vắc-xin phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà, vắc-xin phòng bệnh viêm gan A, viêm gan B; vắc-xin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella; vắc-xin phòng bệnh thủy đậu.
Gửi trọn niềm tin vào cơ sở tiêm chủng chất lượng
Thời gian qua, các cơ sở y tế ghi nhận nhiều người mắc cúm A, trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng, được chỉ định nhập viện. Trẻ em mắc cúm A dễ bị biến chứng viêm phổi, phải thở ô xy. Ngoài ra, một số bị viêm tai giữa, thậm chí viêm màng não, viêm cơ tim. Khác với trước đây, bệnh nhân mắc cúm A còn có thể xuất hiện những triệu chứng về mặt thần kinh rất nguy hiểm. Để phòng chống dịch bùng phát và lây lan, theo các chuyên gia, tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư tại Phòng tiêm chủng Safpo/Potec tại cơ sở Xuân Đỉnh (Hà Nội), có thể thấy, số lượng người dân đến tiêm vắc-xin cúm ngày càng gia tăng.
Có mặt từ rất sớm tại Phòng tiêm chủng Safpo/Potec, chị Nguyễn Thị Ngọc, trú tại Đông Ngạc (Từ Liêm) cho hay, năm nào chị cũng cùng gia đình đi tiêm vắc-xin cúm tại Phòng tiêm chủng Safpo/Potec Xuân Đỉnh. Những năm trước, do không tiêm vắc-xin cúm, nên năm nào gia đình chị cũng mắc cúm, rất mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, nhưng những năm gần đây, do chủ động tiêm vắc-xin cúm, nên hầu như mọi người trong nhà không bị cúm, nếu có thì triệu chứng rất nhẹ.
Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn tiêm vắc-xin cúm tại đây, chị Ngọc cho hay, do tin tưởng vào chất lượng vắc-xin, cũng như sự tận tâm của các nhân viên y tế tại Phòng tiêm chủng Safpo/Potec Xuân Đỉnh.
Cũng dành cho Phòng tiêm chủng Safpo/Potec sự tin tưởng tuyệt đối, anh Trọng Nhân, trú tại Xuân Đỉnh chia sẻ, từ kinh nghiệm của bản thân, anh nhận thấy, việc tiêm cúm mùa giúp anh không phải đối diện với những biến chứng nặng do cúm gây ra. Nếu chẳng may mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn nhiều so với việc không tiêm những năm trước.
Phòng tiêm chủng tại đây được bài trí khoa học, công tác hướng dẫn, tiếp đón người dân đến tiêm được thực hiện bài bản. Theo đó, khi đến phòng tiêm, sau khi làm các thủ tục đăng ký, người dân sẽ ngồi chờ bên ngoài để nhận được số thứ tự cho công tác khám sàng lọc bởi các bác sỹ giàu kinh nghiệm.
Người dân sẽ được thăm khám kỹ về tiền sử bệnh lý, lịch trình tiêm chủng và các vấn đề sức khỏe để có tư vấn phù hợp. Bác sỹ khám, tư vấn và chỉ định tiêm vắc-xin sẽ đo nhiệt độ, nhịp tim, kiểm tra phổi và hỏi người tiêm một số vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe như tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc/thức ăn, các loại thuốc đang sử dụng, các loại vắc-xin đã tiêm gần đây, các phản ứng sau tiêm đã gặp ở những lần tiêm trước… Sau đó, bác sỹ khám sàng lọc đưa ra kết luận và chỉ định tiêm chủng phù hợp.
Toàn bộ kết quả khám sàng lọc cần được lưu trữ sau mỗi lần khám để sẵn sàng tra cứu khi cần thiết. Quy trình khám sàng lọc cần được tiến hành khép kín, khoa học để đảm bảo hiệu quả, người tiêm chủng cũng tiết kiệm được nhiều thời gian chờ đợi. Nếu sức khỏe đảm bảo, đủ điều kiện tiêm chủng, sẽ di chuyển sang phòng tiêm ngay bên cạnh để tiến hành tiêm chủng.
Trước khi tiêm, nhân viên y tế sẽ thông tin đầy đủ các thông tin về mũi vắc-xin cần tiêm, tên vắc-xin, nhà sản xuất và hạn dùng để người dân nắm rõ.
Sau khi tiêm chủng xong, phòng tiêm có thiết kế khoảng không gian nghỉ ngơi cho người lớn và vui chơi cho trẻ. Để đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, theo các bác sỹ, người dân cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút, theo dõi các dấu hiệu bất thường. Nếu có các phản ứng sau tiêm như nôn, choáng váng, da mẩn đỏ, thở khò khè, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để kịp thời xử trí.
Sau 30 phút theo dõi tại cơ sở tiêm chủng, người tiêm phòng được kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm và được dặn dò tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có các dấu hiệu bất thường về thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoặc bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời xử trí.
Theo BS. Bùi Thị Việt Hoa, cố vấn Phòng tiêm chủng Safpo/Potec, hiện cơ sở là địa chỉ tiêm chủng tin cậy của không chỉ bà con trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, mà còn của các phường lân cận. Lượng người tiêm vắc-xin tăng nhanh hàng năm là minh chứng rõ nhất, cho thấy sự tin tưởng của người dân với các dịch vụ tiêm chủng tại đây.
-
Tin mới y tế ngày 13/10: Tiêm vắc-xin sởi tại TP.HCM đạt tỷ lệ cao -
Giảm cân vì gan nhiễm mỡ, cao huyết áp -
Người dân vẫn chủ quan với liên cầu khuẩn -
Quy định mới về công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm và cung cấp dịch vụ diệt khuẩn bằng chế phẩm -
Số mô, tạng hiến từ người chết não có xu hướng tăng -
Tin mới y tế ngày 12/10: Ngăn dịch sởi lây lan -
Phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024