-
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm -
Phú Yên phản hồi gì về kết luận của Thanh tra Chính phủ? -
Viện Kiểm sát: Bị cáo Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ
Đối tượng giả sư bị cơ quan phát hiện khi đang làm thủ tục xuất cảnh. Ảnh: CA Lâm Đồng |
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân về một số phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng tội phạm liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh.
Theo đó, qua công tác nắm tình hình, đấu tranh phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, gần đây lực lượng công an tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng tội phạm liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh.
Cụ thể, mạo danh cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua làm giả giấy tờ xuất cảnh đi lao động.
Theo đó, mhóm lừa đảo chủ động tìm kiếm và liên lạc với những người có nhu cầu xuất cảnh qua mạng xã hội (như Facebook), để hướng dẫn thực hiện các thủ tục; yêu cầu người có nhu cầu xuất cảnh gửi ảnh chân dung và ảnh thẻ căn cước để làm thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông.
Sau một thời gian, đối tựợng gửi ảnh chụp hộ chiếu giả mạo cho người dân và thông báo rằng thủ tục cấp hộ chiếu đã hoàn tất để lấy lòng tin (hình ảnh hộ chiếu đã được đối tượng cắt ghép, chỉnh sửa thông tin để phù hợp với thông tin cá nhân của người dân).
Tiếp đó, đối tượng liên lạc với người dân (qua điện thoại và tin nhắn trên Facebook), thông báo chi phí để xuất cảnh và yêu cầu người dân nộp trước một khoản tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp. Sau khi người dân chuyển tiền, đối tượng xác nhận đã nhận được tiền và hứa hẹn sẽ giúp đỡ để người dân nợ phần còn lại, sẽ trả sau khi ra nước ngoài làm việc. Để tạo niềm tin của nạn nhân, đối tượng gửi hình ảnh chụp Visa giả mạo (đã cắt ghép và chỉnh sửa) cho người dân và thông báo rằng họ đã được cấp Visa để nhập cảnh. Đồng thời, đối tượng thông báo thời gian xuất cảnh và yêu cầu người dân có mặt tại sân bay để nhận giấy tờ và làm thủ tục xuất cảnh.
Tiếp theo, đối tượng gửi “Văn bản xác minh chứng minh nguồn thu nhập và tài chính” giả mạo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và yêu câu người dân chuyển 50.000.000 đồng vào tài khoản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chứng minh tài chính (văn bản này là giả mạo). Trên văn bản có ghi rõ mục đích xác minh và cam kết sẽ hoàn trả lại sau khi nộp tiền khoảng 30 - 40 phút.
Sau khi thông báo cho nạn nhân về việc chuyển tiền, đối tượng mạo danh là cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an liên tục gọi điện thúc giục người dân nộp tiền vào tài khoản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để hoàn thiện hồ sơ (số tài khoản và thông tin của đối tượng mạo danh cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh được ghi trên văn bản xác minh chứng minh nguồn thu nhập giả mạo mà đối tượng gửi cho người dân). Sau khi chiếm đoạt được tiền, đối tượng sẽ chặn xóa thông tin nên không liên lạc được.
Phương thức, thủ đoạn thứ hai là lợi dụng việc các cơ sở Phật giáo tại Australia thường xuyên tổ chức các khóa “tu học” dành cho nhà tu hành Phật giáo trên toàn thế giới để tổ chức cho công dân Việt Nam trốn sang Úc lao động trái phép.
Cụ thể, các đối tượng yêu cầu người lao động giả mạo là nhà sư (phật tử), sau đó liên hệ với các cơ sở tôn giáo tại Úc xin thư mời sang Úc tham gia các hoạt động phật giáo để xin thị thực theo diện du lịch. Để làm hộ chiếu cho người có nhu cầu, các đối tượng chỉnh sửa ảnh chân dung trên thẻ căn cước của người lao động thành chân dung dưới dạng tu hành Phật giáo (cạo tóc, mặc áo tu hành) và điền thông tin nghề nghiệp là “nhà sư”, khai nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Nhóm đối tượng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, từ việc làm giả giấy tờ hồ sơ là nhà tu hành Phật giáo đang tu tại các chùa để có được thư mời của tổ chức Phật giáo ở nước ngoài; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan cấp thị thực nước ngoài trong quá trình phỏng vấn, đến tổ chức xuất cảnh và sắp xếp công việc tại Úc; sử dụng mạng xã hội Facebook và sim điện thoại không chính chủ để liên lạc với nạn nhân để tránh truy vết.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lâm Đồng cảnh báo đến người dân về các phương thức, thủ đoạn trên để kịp thời nhận diện, phòng tránh, cảnh giác.
Trong trường hợp phát hiện hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu, người dân cần kịp thời tố giác ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
-
Loạt sai phạm tại dự án Phương Đông Green Park số 1 Trần Thủ Độ -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm -
Nói lời sau cùng, bà Trương Mỹ Lan xin tòa xem xét cứu giúp -
Phú Yên phản hồi gì về kết luận của Thanh tra Chính phủ? -
Viện Kiểm sát: Bị cáo Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ -
Bitexco đề nghị tòa không thu hồi 15.700 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số