
-
Khánh Hòa kiểm tra việc chấp hành giá dịch vụ lưu trú trong dịp Lễ 30/4, 1/5
-
Tour văn hóa, lịch sử tại TP.HCM “cháy vé” dịp lễ 30/4
-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
![]() |
Tháp chăm Phú Diên nằm cạnh bờ biển huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế |
Tối 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Phú Diên (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố kỷ lục Việt Nam và kỷ lục Thế giới đối với Tháp Champa Phú Diên với tiêu chí: “Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam và thế giới”.
Trước đó ngày 14/3/2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí là “Tháp Phú Diên - Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam”.
Tiếp đến, ngày 30/5/2022, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Thế giới đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới”. Trước đó ngày 18/4/2001, tại cồn cát ven biển xã Phú Diên, huyện Phú Vang, nhóm công nhân khai thác khoáng sản ti-tan trong khi đang làm việc đã phát hiện ra một khối gạch bị vùi sâu trong lòng cát từ 5-7m so với mặt đất.
Sự việc được kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Ngay sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao), Bảo tàng Tổng hợp (nay là Bảo tàng Lịch sử) phối hợp các đơn vị liên quan triển khai công tác bảo vệ và tiến hành khảo sát, thám sát địa điểm này.
Nhìn tổng thể Tháp Phú Diên là một khối kiến trúc hình chữ nhật. Càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các thành phần khác nhau như móng tháp, chân đế tháp, thân và diềm mái tháp, dưới móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp. Tháp Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực miền trung, được xác định vào khoảng thế kỷ 8. Vị trí độc đáo, quá trình phát hiện tháp và giải pháp bảo tồn như đã tiến hành trong gần 20 năm qua đã bước đầu có thành công nhất định.
Có thể khẳng định, đây là một kiến trúc thuộc nền văn hóa Champa có giá trị về mặt khoa học, lịch sử. Sự có mặt của các hiện vật Yoni bằng đá, bình gốm… trong lòng tháp Phú Diên là những hiện vật đặc trưng cho việc thờ cúng của dân tộc Chăm xưa nay.

-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội -
Phố đi bộ hồ Gươm mở cửa 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Ninh: Thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan tại Cô Tô -
Hà Nội tăng sức hút với ưu đãi từ khách sạn 4 - 5 sao -
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế