-
Quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt -
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam
Đây là dự án luật không chỉ được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm mà cộng đồng các doanh nghiệp cũng mong đợi, kỳ vọng dự thảo Luật khi ban hành sẽ trở thành đạo luật có những bước đột phá trong cơ chế quản lý và khai thông các nguồn lực của Thủ đô, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô và tạo sự lan tỏa, động lực dẫn dắt cho cả vùng và đất nước.
Cơ hội lớn để Hà Nội phát triển
Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ tư ngày 21/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền và nhân dân Thành phố về vị trí, vai trò và định hướng xây dựng, phát triển Thủ đô.
Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy, sau nhiều năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực: Xây dựng; Quản lý sử dụng đất đai; Cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng, nhất là các chính sách thu hút nguồn lực, thu chi ngân sách để thúc đẩy đầu tư phát triển; Chính sách an sinh xã hội, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…
Trước những tồn tại nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại một số Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TƯ, Nghị quyết số 30-NQ/TƯ, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, bất cập trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô thời gian qua, những điểm hạn chế, không phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012.
Đồng thời, Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; có vai trò lan tỏa, thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Kỳ vọng về một thủ đô đi đầu
Theo TS. Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, Thủ đô Hà Nội đang phát triển một cách mạnh mẽ và luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là Thủ đô của đất nước mà còn là 1 trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của nước nhà. Chính vì vậy để có một hành lang pháp lý đáp ứng đúng nhu cầu phát triển Thủ đô là rất cần thiết.
TS. Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia |
TS. Đinh Việt Hòa tin rằng việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, tạo đà cho cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp ngày càng có thêm nhiều doanh chủ góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Thủ đô và đóng góp cho kinh tế Thủ đô càng ngày càng phát triển.
Cùng chung nhận định trên, với tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn Thủ đô, TS. Hoàng Trung Dũng - Chủ tịch Học viện Kingsman, Chủ tịch Rosa Bonita cảm thấy vô cùng phấn khởi và kỳ vọng Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ trực tiếp góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đã mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít khó khăn về thể chế, về nguồn lực hỗ trợ như hiện nay.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Rosa Bonita còn bày tỏ doanh nghiệp rất trông đợi việc chính quyền Thủ đô chủ động quyết định các vấn đề phát triển hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng khối lượng lớn; phát triển công nghiệp văn hóa; thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô; chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô; thu hút nhà đầu tư chiến lược; hoạch, phát triển, khai thác không gian ngầm, khoảng không phục vụ đời sống nhân dân… Đây đều là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp và doanh nghiệp sẵn sàng tham gia cùng chính quyền thực hiện một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
Là một doanh nhân xây dựng doanh nghiệp ngay tại Thủ đô Hà Nội, doanh nhân Đỗ Thị Như Quỳnh - người đại diện hợp pháp cho 4 doanh nghiệp: Công ty CP Sản xuất Thương mại XNK Ngân Hà, Công ty TNHH May thời trang Ngân Hà, Công ty CP Xây lắp MEC Việt Nam và Công ty TNHH Hoạt động Xã hội Next-G Foundation, cũng nhận thấy những sự thay đổi được đề xuất sẽ góp phần trực tiếp hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô, thúc đẩy phát triển từ sản xuất, thương mại đến tiêu dùng.
“Với tư cách là một công dân Việt Nam cũng như chủ nhiều doanh nghiệp, tôi luôn hướng tới việc chung tay xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và thanh lịch để có thể thu hút được thêm nhiều nguồn đầu tư chất lượng cao từ nước ngoài cho Thủ đô. Nếu có thể làm được những điều trên, vị thế của Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước của chúng ta nói chung sẽ được nâng tầm hơn nữa trong mắt bạn bè quốc tế”, doanh nhân Đỗ Thị Như Quỳnh kỳ vọng.
Ông Nguyễn Hồng Lam - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Lam |
Còn theo ông Nguyễn Hồng Lam - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Lam, trong gần 30 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp luôn làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, cập nhật và tuyên truyền các kiến thức pháp luật mới nhất, để các thành viên trong doanh nghiệp được biết, hiểu và tuân thủ theo các quy định. Do vậy doanh nghiệp của ông mong chờ những cơ chế mới, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Hồng Lam có thêm động lực; hành lang pháp lý rõ ràng; thủ tục hành chính tinh giản và những văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện đúng.
“Khi biết những quy hoạch mới trong Luật Thủ đô, doanh nghiệp chúng tôi hiểu rằng chính quyền đang dành nhiều nỗ lực để xây dựng những chính sách minh bạch, rõ ràng, đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động yên tâm sản xuất và kinh doanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp thu, học hỏi và thực hiện nghiêm túc các quy định từ chính quyền địa phương”, ông Nguyễn Hồng Lam bộc bạch.
-
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam -
Huyện Vũ Thư (Thái Bình): Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng -
Thái Bình quyết liệt tinh gọn bộ máy, hướng tới tăng trưởng hai con số -
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường hợp tác với thành phố các nước thuộc ASEAN -
Cần Thơ có tân Bí thư Thành ủy -
Đà Nẵng mong muốn mở rộng bản đồ hợp tác quốc tế
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land