Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 23 tháng 10 năm 2024,
Cộng đồng kinh doanh châu Á kêu gọi siêu kết nối
Khánh An - 17/10/2019 17:40
 
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh châu Á (ABS) lần thứ 10 vừa kết thúc với tuyên bố chung về châu Á siêu kết nối vì sự phát triển bền vững.
.
Họp báo kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh châu Á lần thứ 10 tại Hà Nội

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch ABS 2019 cho rằng, thông điệp “siêu kết nối vì sự phát triển bền vững của châu Á” mà ABS 2019 đã thống nhất đang mở ra nhiều cơ hội cho cộng đồng kinh doanh Việt Nam và khu vực.

Thưa ông, ABS lần thứ 10 đã kết thúc. Năm nay, ABS đã bàn tới những nội dung gì?

ABS 2019 bàn tới hai nội dung chính đã được bàn tới. Thứ nhất châu Á thời kỹ thuật số. Thứ hai là châu Á toàn cầu.

Trong bối cảnh thế giới đang chịu những tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghệ, từ nền kinh tế số, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong mọi mặt của xã hội, của cuộc sống.  

Nỗ lực của chúng tôi trong là xây dựng một châu Á siêu kế nối, kết nối châu á, kết nối toàn cầu vì sự phát triển bền vững của châu Á, của toàn cầu. Trong bối cảnh này, sự hợp tác xuyên bên giới vô cùng quan trọng.

Chính trong thời điểm này, cộng đồng kinh doanh châu Á đòi hỏi các nền kinh tế châu Á cam kết với một khung chính sách mở và tìm kiếm các cơ hội đến từ cuộc cách mạng đổi mới kỹ thuật số, thúc đẩy thực hiện các tiến bộ công nghệ trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

Các doanh nghiệp sẽ ở đâu trong các chính sách này? ABS 2019 đã nói về điều như thế nào, thưa ông?

Doanh nghiệp là tác giả, là trung tâm của chính sách này.

Cộng đồng kinh doanh châu Á xác định chung tay với chính phủ để hợp tác trong việc thiết lập các tiêu chuẩn sản xuất xanh, đây là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh...

Cùng với đó, thúc đẩy các doanh nghiệp chất lượng tập trung vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và công nghệ xanh, từ đó cho phép sử dụng hiệu quả tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn cũng được ABS thống nhất đưa vào Tuyên bố chung. 

Hiện châu Á đang trong dòng xoáy tác động của cuộc thương chiến Mỹ - Trung cũng như một số bất ổn được đưa ra bởi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mong muốn siêu kết nối của cộng đồng kinh doanh?

Mặc dù có một số bất ổn được đưa ra bởi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc, các cộng đồng doanh nghiệp châu Á cam kết thương mại tự do và cởi mở là lựa chọn tốt nhất để mang lại sự tăng trưởng bền vững và toàn diện và dẫn đến sự thịnh vượng cho tất cả các nền kinh tế của chúng ta.

Ông đồng chủ tịch của ABS 2019 cũng đã chia sẻ quan điểm là mở rộng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thúc đẩy sớm thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là những mục tiêu chính trong việc hội nhập kinh tế khu vực và chúng tôi sẽ ủng hộ các hiệp định thương mại này.

Ngoài ra, chúng tôi đồng ý rằng, các Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) không nên riêng biệt và thương mại nên được tự do hóa để đạt được sự tương thích của WTO, hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích chung cho mọi người. (CNAIC)... 

Và đây là lý do để nói đến siêu kết nối, thưa ông? Kết nối về công nghệ, về thị trường...

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nền kinh tế trong khu vực là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện và bền vững. Đây là điều ABS2019 đã thống nhất.

Nhưng, trong kỷ nguyên số, sự hợp tác này được đặt trong môi trường siêu kết nối, kết nối về công nghệ, Internet, kết nối cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, môi trường và tài chính.

Mặc dù có một số bất ổn được đưa ra bởi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc, các cộng đồng doanh nghiệp châu Á cam kết thương mại tự do và cởi mở là lựa chọn tốt nhất để mang lại sự tăng trưởng bền vững và toàn diện và dẫn đến sự thịnh vượng cho tất cả các nền kinh tế của chúng ta.

Tuyên bố chung của ABS 2019 có gì mới, thưa ông?

Tuyên bố thể hiện cam kết và nỗ lực chung của các doanh nghiệp châu Á nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững và thịnh vượng chung.

Trong tuyên bố chung, Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực được coi là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển mất cân đối của cơ sở hạ tầng giữa các nền kinh tế làm chậm dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, cản trở thương mại nội khối và liên khu vực. Cộng đồng doanh nghiệp châu Á kêu gọi một cơ chế hiệu quả để hỗ trợ hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Mặt khác, xây dựng năng lực và nguồn nhân lực cũng là những vấn đề chủ yếu trong chương trình hợp tác khu vực. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số được đánh dấu bằng sự tiến bộ nhanh chóng trong tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, nhiều công việc truyền thống sẽ được thay thế, và các kỹ năng mới sẽ được đặt ra để đáp ứng nhu cầu của các công nghệ mới.

Các sáng kiến để thúc đẩy khởi nghiệp, các công ty đổi mới và các doanh nghiệp công nghệ cao nên được khuyến khích.

Sự hợp tác hiệu quả về nguồn nhân lực giữa các nền kinh tế sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh chung của khu vực.

Đặc biệt, cộng đồng kinh doanh châu Á đồng ý doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ tiếp tục là trụ cột của nhiều nền kinh tế châu Á, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Việc thực hiện Tuyên bố chung này sẽ như thế nào, thưa ông?

Cộng đồng donah nghiệp và chính phủ phải hợp tác trong xây dựng khuôn khổ pháp luật, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo để thúc đẩy kết nối. 


ABS 2019 có sự tham gia cua lãnh đạo cấp cao từ 12 tổ chức kinh tế chủ chốt từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malayssia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam.

ABS do Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) khởi xướng từ năm 2010, được tổ chức luân phiên hàng năm tại các nền kinh tế lớn của châu Á.

Kỳ vọng thỏa thuận Brexit đưa chứng khoán châu Á “cất cánh”
Chứng khoán châu Á “cất cánh” trong phiên 16/10 nhờ tín hiệu tốt từ đàm phán Brexit giữa Anh và EU trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư