-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Ngành công nghiệp ôtô Đức có dịp cuối tuần không yên ả khi tỷ phú Trung Quốc trở thành người sở hữu gần 10% cổ phần của Daimler, hãng mẹ Mercedes, theo Forbes.
Sinh ra tại Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong một gia đình làm nông nghiệp, Lý Thư Phúc khởi nghiệp với Geely ở độ tuổi 23. Ít ai nghĩ rằng chỉ hơn 30 năm sau, Geely trở thành nhà sản xuất ôtô lớn bậc nhất Trung Quốc đồng thời sở hữu một loạt thương hiệu ôtô tên tuổi trên thế giới.
Năm 2010, Geely mua lại Volvo từ tay Ford. Dưới sự điều hành của người Trung Quốc, Volvo từ một thương hiệu trên bờ vực phá sản liên tiếp đạt được mức tăng trưởng lên đến hai con số qua từng năm. Giữa 2017, Geely mua lại 49,9% cổ phần của tập đoàn Proton (Malaysia) và 51% cổ phần của Lotus, nhà sản xuất xe thể thao Anh quốc.
Lý Thư Phúc - tỷ phú Trung Quốc hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất của tập đoàn Đức Daimler. Ảnh: Bloomberg |
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc, doanh số tiêu thụ nội địa trong năm 2017 đạt 24,7 triệu xe, bỏ xa các thị trường như Mỹ hay Tây Âu. Các hãng nước ngoài có thể được cho là đang lớn mạnh ở một thị trường đang lên như Trung Quốc, tuy nhiên thực tế, các nhà sản xuất nội địa chiếm phần lớn thị phần trong 2017, và quan trọng nhất là ở những phân khúc "hot" như SUV.
Nhưng nếu xét trên tầm thế giới, Geely không bao giờ có được bản sắc thương hiệu như Mercedes – điều được khẳng định qua 130 năm lịch sử của Daimler, theo nhận xét của Forbes. Đến thăm và khám phá trụ sở của Daimler tại ngoại ô Stuttgart, người ta mới thấy được cái chất của nền công nghiệp cơ khí Đức.
Nhưng đó cũng chính là một vấn đề đang hiện hữu trong ngành công nghiệp ôtô. Danh tiếng đi liền với quốc gia sở hữu đang dần trở nên phai nhạt. Định vị thương hiệu cùng tốc độ cung ứng dịch vụ phụ trợ mới là các yếu tố dẫn đầu xu hướng.
Chia sẻ của Lý Thư Phúc được trích dẫn trong thông cáo báo chí của Geely về việc mua lại cổ phần của Daimler là một chi tiết đáng chú ý: "Những thử thách đối với ngành công nghiệp ôtô thế giới trong thế kỷ 21 không xuất phát từ nội bộ của ngành. Nhưng thử thách tạo ra cơ hội. Không một nhà sản xuất truyền thống nào có thể chống lại 'những kẻ xâm lược từ bên ngoài' mà không có đồng minh".
Cụm từ “những kẻ xâm lược từ bên ngoài” trong lời nói của ông chủ Geely ám chỉ các công ty công nghệ muốn lấn sân sang lĩnh vực xe hơi, như Alphabet (công ty mẹ của Google) với dự án xe tự lái Waymo, Uber và cả Tesla.
Mua cổ phần của tập đoàn Đức, hãng xe Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ Đức cũng như có cơ hội thâm nhập thị trường châu Âu |
Ngày nay, những cụm từ như AV (xe tự lái) hay EV (xe điện) được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Đó là những công nghệ mà loài người đang hướng tới, nhưng một chiếc xe để có thể hoàn thiện vẫn cần phải có những nhà sản xuất thiết bị phụ tùng (OEM) và đó là công đoạn không bao giờ mất giá trong chuỗi giá trị. Đó cũng là thông điệp mà nhiều nhà sản xuất truyền thống, trong đó có Lý Thư Phúc, muốn truyền tải đến các đồng nghiệp.
Daimler, cùng với Volkswagen hay BMW, là những nhà sản xuất có nguồn nhân lực và vật lực được các hãng xe còn non trẻ ao ước. Bộ ba nhà sản xuất kể trên cũng là những cái tên làm mưa làm gió trên thị trường xe sang, nơi mà ngay cả những hãng xe gạo cội như Ford hay GM còn lép vế.
Trong 2017, giá trị cổ phiếu của Daimler tỏ ra hụt hơi so với các đối thủ cả trong và ngoài ngành. Trong khi giá trị cổ phiếu của BMW và chỉ số DAX lần lượt chứng kiến mức tăng trưởng 9,7% và 6,3% thì giá trị cổ phiếu của Daimler chỉ tăng 2%. Cá biệt, cổ phiếu của Volkswagen hồi phục đến 42,3% sau bê bối gian lận khí thải cuối năm 2016. Tính trên sàn Nasdaq, tình hình còn thê thảm hơn đối với Daimler: 2% so với 29,4% của chỉ số NDX.
Vị chủ tịch của Geely chắc chắn nhận thấy cơ hội đầu tư tốt từ giá trị chứng khoán của Daimler. Nhưng quan trọng hơn, công nghệ và danh tiếng của Daimler hay rộng hơn là của nền công nghiệp cơ khí Đức sẽ biến cổ phiếu của Daimler, BMW hay Volkswagen trở thành những khoản đầu tư lý tưởng dài hạn.
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025