Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Công nghệ sinh học sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng
Chi Mai - 08/08/2014 15:12
 
() Tại diễn đàn “Tình hình cây trồng biến đổi gen công nghệ sinh học được thương mại hóa trên toàn cầu” vừa diễn ra tại Accra. Giám đốc Điều hành Quỹ Quốc tế Công nghệ sinh học Africa Harvest, Tiến sĩ Florence Wambugu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ sinh học không chỉ giúp giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, mà còn giúp tăng sản lượng lương thực, an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bảo vệ thực vật An Giang khánh thành Trung tâm sản phẩm sinh học
Bình Phước: Xây nhà máy ethanol ngàn tỷ rồi đắp chiếu
Nippon Zoki (Nhật Bản) xây nhà máy 90 triệu USD tại Bắc Ninh
   
  Công nghệ sinh học giúp tăng cường an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng  

Theo bà Florence Wambugu, dân số châu Phi đã tăng 50%, vì vậy nhu cầu tăng sản lượng lương thực để đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng trở nên cấp thiết. Đồng thời, bà cũng cho biết việc khẳng định châu Phi còn thiếu kiến thức về công nghê sinh học là không chính xác bởi nhiều nghiên cứu có quy mô về lĩnh vực này đã được thực hiện tại châu lục này giúp bà cảm thấy tự tin và có đầy đủ căn cứ khoa học để ủng hộ công nghệ này.

Tuy nhiên, bà Florence Wambugu cũng nhấn mạnh cần phải có các quyết sách chính trị ở mức độ cao hơn nữa để giúp công nghệ sinh học được ứng dụng một cách hiệu quả tại châu Phi song song với các chương trình vận động các nhà khoa học đang tiến hành.

Trong bài phát biểu của mình, một nhà công nghệ sinh học nông nghiệp kiêm Tư vấn Chính sách An toàn sinh học tại Diễn đàn Nghiên cứu Nông nghiệp châu Phi (FARA), Giáo sư Walter Alhassan cho rằng sự tiếp nhận những thông tin sai lệch về công nghệ sinh học khiến cho người dân trở nến sợ hãi, khiến họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thông tin nào đươc cung cấp, dù cho công nghệ này có lợi như thế nào.

Vì vậy, Giáo sư Alhassan nhấn mạnh sự cần thiết phải có nhiều hơn sách về công nghệ sinh học nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, giúp phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp tại châu Phi.

Về phần mình, Ông Jim Gaffney thuộc công ty Công nghệ sinh học Nông nghiệp DuPont thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ sinh học và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong  phát triển nông nghiệp, bởi thông qua đó việc phổ biến thông tin trở nên dễ dàng hơn.

Theo Ông Gaffney, 27 quốc gia trên thế giới đang ứng dụng công nghệ sinh học và điều cần làm là khiến cho công nghệ này trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ và các cơ quan quản lý.

Ông cũng chỉ ra sự cấp thiết trong việc giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và tăng cường các hoạt động tuyên truyền khiến người dân nhận biết vấn đề và hiểu rõ ràng hơn về sự an toàn của công nghệ này đối với sức khỏe con người và môi trường.

Theo ông, sự tụt hậu về nông nghiệp đang khiến nạn đói nghèo lan rộng khắp châu Phi và việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp khiến cho nông dân châu Phi ngày càng nghèo đi. Do đó, muốn thoát nghèo các nước châu Phi cần thúc đẩy nông nghiệp, làm cho nông nghiệp thay da đổi thịt thông qua sử dụng công nghệ sinh học.

Cũng theo ông Gaffney, càng ứng dụng công nghệ sinh học sớm, sẽ càng tốt hơn cho việc cứu loài người khỏi nạn đói, và đảm bảo an ninh lương thực cho sự phát triển của lục địa đen. Do đó, ông khẩn thiết yêu cầu các nhà lãnh đạo châu Phi đừng tước đi cơ hội được ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng của trẻ em châu Phi.

Belarus nghiên cứu đầu tư sản xuất phân bón tại Phú Yên Belarus nghiên cứu đầu tư sản xuất phân bón tại Phú Yên

(baodautu.vn) Chiều 11/6, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên và  đoàn khoa học, doanh nghiệp Belarus do ông Voitau Ihar – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ Belarus dẫn đầu, đã ký kết bản ghi nhớ về việc nghiên cứu triển khai dự án Nhà máy phân bón công nghệ sinh học vô cơ kali tại tỉnh Phú Yên.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư