-
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Xanh SM cam kết dịch vụ "5 xanh tốt", không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng -
VinFast trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam năm 2024 -
BYD triển khai chương trình ngày hội chăm sóc xe với nhiều ưu đãi hấp dẫn -
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe Palisade sang Thái Lan
Nấc thang mới
Không chờ đợi thị trường ưu ái với tinh thần “dân tộc chủ nghĩa”, Trường Hải, với người thuyền trưởng Trần Bá Dương, đã tự đi và đứng thẳng bằng sức lực của mình. Nhà máy Thaco Mazda có quy mô vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng vừa được khánh thành cuối tháng 3/2018, chỉ sau 1 năm khởi công xây dựng, là một quyết tâm lớn ở giai đoạn các doanh nghiệp ô tô vốn ngoại có sự dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam và chỉ coi đây là nơi tiêu thụ hàng nhập khẩu.
Sự khác biệt của Thaco nằm ở tính chuyên nghiệp, chất lượng, với hệ thống chăm sóc, bảo hành tiêu chuẩn |
Không chỉ có dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự động hóa, công nghệ mới nhất theo hướng ít tiêu hao nhiên liệu, sử dụng năng lượng điện, thân thiện với môi trường, Nhà máy Thaco Mazda còn có tỷ lệ cây xanh hơn 55%, tạo thành không gian xanh, sạch và đảm bảo môi trường sản xuất tốt nhất tại Việt Nam.
Áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền sản xuất tự động toàn nhà máy, với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị từ đặt hàng đến giao hàng theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng, đúng với tinh thần của cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà máy Ô tô Thaco Mazda là hiện thực của mô hình nhà máy thông minh.
Dẫu vậy, đây chỉ là điểm nhấn ở thời điểm hiện nay cho chuỗi đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô đã được Trường Hải thực hiện kể từ khi bước chân vào lĩnh vực này, năm 1997. Nếu như nhiều đại gia ô tô nước ngoài đang “vắt kiệt” và “tận thu” từ nhà máy được đầu tư từ 20 năm trước, thì Trường Hải đã xây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng, hiện đại, đủ để bất cứ ai đến tham quan, đều tràn đầy hy vọng về việc người Việt có mặt sâu hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Nỗ lực của Trường Hải cũng đã được chính các đối tác sừng sỏ trong ngành ô tô thế giới ghi nhận khi chọn gửi gắm những đứa con của mình. Tập đoàn BMW là một ví dụ. Quay trở lại Việt Nam lần thứ 3, trong tâm thế khát khao tìm kiếm một đối tác đủ tâm, đủ tầm để nâng cao giá trị sẵn có của thương hiệu, sau khi tham quan Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải, ông lớn này đã nhanh chóng bén duyên với Trường Hải, dù trước đó nhắm tới doanh nghiệp khác.
Trước BMW, Tập đoàn Dailmer (Đức) cũng đã chọn Trường Hải để gửi gắm Fuso - thương hiệu xe tải mà họ tự làm không thành công sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam. Với hàng loạt thương hiệu quốc tế được quy tụ, năm 2018, Trường Hải dự kiến bán 28.000 xe Kia, 5.100 xe Peugeot, 1.050 xe BMW và 200 xe Mini Cooper, cùng 300 xe máy BMW Motorrad...
Đầy trăn trở với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, mối bận tậm của ông Dương là làm sao nâng được tỷ lệ nội địa hoá trong chiếc xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam và đưa sản phẩm đi xa hơn nữa, khi mà cánh cửa hội nhập ngày càng mở rộng.
“Có thị trường tiêu thụ, bán được xe thì mới có cơ hội làm ở quy mô lớn hơn, sản xuất nhiều chi tiết hơn. Còn nếu làm lớn từ đầu mà không bán được xe, thì xã hội bị lãng phí nguồn lực và lấy đâu ra cơ hội để tiếp tục làm xa hơn”, ông Dương đã lý giải như vậy về con đường làm ô tô của mình.
Không liên doanh với các đối tác nước ngoài, ông Dương đã chọn cách hợp tác, mua công nghệ với chiến lược “lần theo” thị trường để liên tục đầu tư không ngừng nghỉ. Quan điểm quản trị đặc thù “kết hợp tạo lợi thế, chuyên biệt để hiệu quả” để thay đổi cấu trúc theo định kỳ, phù hợp với quy mô của từng giai đoạn phát triển một cách linh hoạt và hiệu quả được người đứng đầu Trường Hải áp dụng xuyên suốt trong 20 năm theo đuổi “nghiệp ô tô”.
Hiện nay, sự khác biệt của Thaco với nhiều doanh nghiệp nằm ở tính chuyên nghiệp, chất lượng, với hệ thống chăm sóc, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng có mặt bất cứ lúc nào khách hàng cần, dù là những hỏng hóc nhỏ nhất. Không chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa, Trường Hải luôn nắm bắt xu thế để tham gia sâu trong chuỗi giá trị của các thương hiệu lớn đang đồng hành cùng mình.
Năm 2017, việc xuất khẩu linh phụ kiện đã mang lại 3,8 triệu USD cho Trường Hải và dự kiến sẽ được nâng lên mức 6,4 triệu USD năm 2018. Cũng sẽ có 400 xe bus và 150 khung gầm xe bus với tổng trị giá 26 triệu USD đã được Trường Hải ký hợp đồng để thực hiện xuất khẩu trong năm nay.
Cuối tháng 3/2018, Trường Hải đã chuyển giao công nghệ sản xuất xe bus Thaco County cho Công ty Hyundai Trans Auto (HTA) của Kazakhstan. Đây là dấu mốc mới trong việc làm chủ công nghệ sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng của chiến lược chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Đảo ngược vị thế
Trong lễ ra mắt sản phẩm Hyundai Acent thế hệ mới được lắp ráp tại Việt Nam, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Hyundai Việt Nam đã không giấu mục tiêu thâm nhập mạnh chuỗi giá trị của thương hiệu Hyundai đến từ Hàn Quốc. Bắt đầu lắp ráp từ năm 2011, nhưng tới trước năm 2015, sản lượng xe Hyundai được Tập đoàn Thành Công lắp ráp tại Việt Nam khá lẹt đẹt, chỉ quanh mức 2.000 - 3.000 xe/năm.
Năm 2016 dẫu được xem là có sự chuyển động về sản lượng, với gần 9.000 xe Hyundai được lắp ráp, nhưng tỷ trọng giữa xe lắp ráp với xe nhập khẩu ở thời điểm này vẫn là 18 - 82%. Đột phá cho sản xuất tại Việt Nam của Hyundai Thành Công đến vào năm 2017, khi tỷ trọng giữa xe lắp ráp và nhập khẩu đã thay đổi với 65 - 35%.
Đây cũng là thời điểm, Thành Công quyết định “dấn thân” sâu vào sản xuất ô tô, khi thành lập công ty liên doanh sản xuất xe du lịch với Tập đoàn Hyundai. Hợp tác với Thành Công, Hyundai đã có vị thế vững chắc với 18% thị phần xe du lịch tại Việt Nam. Ông lớn trong ngành ô tô này đã quyết định chọn Tập đoàn Thành Công là đối tác duy nhất trong khu vực để hợp tác liên doanh sản xuất lắp ráp các dòng xe du lịch từ tháng 3/2017 và sau đó là xe thương mại mang thương hiệu Hyundai từ tháng 9/2017.
Như vậy, sau gần 8 năm kinh doanh xe Hyundai, từ chỉ lắp ráp 1 model hồi năm 2011 rồi tăng thành 2 model vào năm 2014, tới năm 2018, có tổng cộng 8 model xe được lắp ráp tại Việt Nam cùng với sự gia tăng về tỷ trọng xe lắp ráp lên mức 98%, phần nhập khẩu sẽ chỉ còn 2%, Thành Công đã tiến bước dài trong việc thu hút được Hyundai cập bến Việt Nam, nhắm tới một thị trường lớn hơn là khu vực ASEAN.
Hiện Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe thương mại của Hyundai Thành Công trong tổ hợp sản xuất ô tô quy mô lớn tại Ninh Bình với quy hoạch giai đoạn I trên diện tích 25 ha đang được xây dựng với công suất 12.000 xe/năm cho sản phẩm xe khách, xe bus và 30.000 xe/năm cho xe tải các loại.
Một nhà máy cho xe du lịch mới sẽ được khởi công giữa năm 2018, dự kiến cuối năm 2019 sẽ sản xuất và xuất khẩu. Cùng với nhà máy mới, 20 nhà sản xuất phụ trợ được Hyundai kéo tới Ninh Bình đầu tư để cung cấp linh phụ kiện cho Thành Công trong quá trình lắp ráp xe Hyundai tại Việt Nam.
Ông Đức chia sẻ, hiện tỷ lệ nội địa hoá của Hyundai ở Việt Nam là 22%, sẽ được nâng lên 35% vào cuối năm 2018 và sẽ đạt 40% vào năm 2020, đủ điều kiện hưởng mức thuế suất 0% của nội khối ASEAN khi xuất khẩu.
Niềm hy vọng Việt
Thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng là câu chuyện ô tô thương hiệu Việt với Dự án Ô tô Vinfast. Tốc độ và quyết định nhanh chính là điểm mạnh của Vingroup đã được áp dụng triệt để tại dự án này. Những kinh nghiệm từ thực tế của Malaysia trong hợp tác với một hãng xe Nhật Bản để làm ra thương hiệu quốc gia Proton với giá thành hợp lý nhưng không có sự đột phá mạnh mẽ cũng được Vinfast nghiên cứu cẩn trọng để tìm đường đi và lựa chọn đối tác của mình.
Mục tiêu của Vinfast là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu ASEAN, với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường. Trong giai đoạn I, nhà máy sẽ xuất xưởng 1 mẫu sedan 5 chỗ, 1 mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện theo tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu châu Âu, với công suất dự kiến 100.000 - 200.000 xe/năm.
“Đi sau, nhưng kiên quyết làm nhanh” hay “chọn cách đứng trên vai người khổng lồ, trả lương xứng đáng nhằm có được người biết việc để làm việc”, Vinfast đang khiến cả làng ô tô sôi sục với khát vọng lớn của mình khi bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Vingroup cho biết, Vinfast luôn mong muốn chắt lọc tinh hoa của ngành ô tô thế giới vào sản phẩm đầu tiên. Tập đoàn đã có một quá trình tìm hiểu, lựa chọn kỹ lưỡng các đối tác nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, hiện đại, mang bản sắc Việt, nhưng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Vinfast hoàn toàn tự tin đưa 2 mẫu xe đầu tiên tham gia Triển lãm Ô tô Paris vào tháng 10 tới, nơi được hầu hết các nhà sản xuất chọn là sân khấu để ra mắt các tác phẩm của mình. Sự kiện này sẽ góp phần ghi dấu ấn cho thương hiệu ô tô Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vinfast đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác với Magna Steyr và AVL, hai thương hiệu tư vấn về công nghệ sản xuất ô tô và sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Cùng với đó, Công ty tập trung hoàn thiện bộ máy nhân sự, phát triển sản phẩm, đã ký kết với các đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp các giải pháp sản xuất xe, công nghệ, thiết bị, linh kiện, phụ tùng ô tô, đào tạo kỹ thuật viên như Bosch, Siemens, Pininfarina, Ital Design, Torino Design, Zagato, BMW, Magna Steyr, AVL… Với tốc độ của bộ máy Vin, chỉ trong đôi ba tháng nữa, người tiêu dùng sẽ có thể chạm tay vào bản mẫu đầu tiên trước khi được trưng bày tại Paris Motor show 2018.
Thời điểm này, công trường trên diện tích 335 ha tại Cát Hải, Hải Phòng của Vinfast rất nhộn nhịp, với mục tiêu sản xuất ra những chiếc xe máy điện vào tháng 8/2018 và sau đó là ô tô vào giữa năm 2019. Giấc mơ có những thương hiệu riêng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không còn xa…
-
Quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp -
Dàn xe BYD đồng hành cùng giải chạy Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long -
Triệu hồi để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho xe CR-V e:HEV RS -
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã đến Việt Nam, sẵn sàng giao cho khách -
Volvo Cars ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 -
Volvo EC40 thuần điện chính thức bán tại Việt Nam -
Ford bị phạt hơn 160 triệu USD vì trì hoãn triệu hồi xe
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025