
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á
-
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng
Tại buổi Tọa đàm “Phát triển ngành công nghiệp ô tô trong xu thế hội nhập” do Bộ Công thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) đã thẳng thắn thừa nhận, ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, vì mới ở mức độ lắp ráp. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp.
![]() | ||
Công ty Ô tô Trường Hải rất nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa dù gặp nhiều khó khăn |
Cụ thể, các mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa đạt rất thấp so với mục tiêu.
Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất ô tô chủ yếu mới đạt 7 - 10% đối với xe con, 35- 40% đối với xe tải và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa; còn động cơ và hộp số vẫn chưa sản xuất được.
Chưa kể, mục tiêu có giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền người Việt Nam chưa đạt được, khi giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực do giá thành ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước Asean, do sản lượng thấp, hầu hết dây chuyền lắp ráp chỉ hoạt động đến 50% công suất.
Ngành công nghiệp phụ trợ công nghiệp ô tô dù đã hình thành, nhưng còn yếu. Đơn cử, Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 đặt mục tiêu tỷ lệ sản xuất trong nước đối với động cơ và hộp số là 50 - 90% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa sản xuất được, mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam đến nay khoảng 210 doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa.
Cái được lớn nhất của công nghiệp ô tô trong nước sau 20 năm phát triển là đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Tính đến nay, toàn ngành có 56 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó gồm cả các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới, như Toyota, Ford, Nissan, Mercedes… và bắt đầu hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Thành tựu nữa là doanh nghiệp trong ngành đã đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước với bình quân hơn 1 tỷ USD/năm.
Nguyên nhân của việc chưa đạt mục tiêu được ông Quân chỉ ra là do cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định, dàn trải, chưa thực sự tạo công cụ hữu hiệu để kích thích sự phát triển của ngành.
Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải cho rằng, trong nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, năm 2012, Công ty đầu tư Dự án Nhà máy động cơ (185,5 triệu USD). Đây là dự án động lực của Khu kinh tế mới Chu Lai, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Dự án gặp không ít khó khăn, nên ảnh hưởng tới tiến độ triển khai.
Từ năm 2014, theo các cam kết AFTA, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ giảm dần và đến năm 2018, chỉ còn 0%. Lộ trình giảm thuế đang đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến bờ vực phá sản, bởi để tìm được cơ hội tồn tại là rất khó khăn, khi các doanh nghiệp ô tô có mặt tại Việt Nam đang chuẩn bị cho động thái rút khỏi thị trường, chuyển từ lắp ráp sang hoạt động thương mại thuần túy.
Người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng, sau năm 2018, sẽ được mua xe giá rẻ, vì thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc sẽ giảm về 0%, nhưng lúc đó, hầu hết DN sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước sẽ chuyển thành nhà nhập khẩu.
“Tôi ủng hộ phát triển dòng xe chiến lược, tạo ra sản lượng lớn, giá rẻ do giảm thuế, được ưu đãi thuế khi đáp ứng được các điều kiện sản xuất dòng xe này. Nguyên lý của nội địa hóa là đủ sản lượng mới đầu tư. Nếu tăng nội địa hóa, thì sẽ giảm được nhập khẩu. Tạo ra dòng xe chiến lược không chỉ giúp người tiêu dùng mua xe giá rẻ, mà còn thúc đẩy trình độ, năng lực của các kỹ sư ô tô”, ông Tài nhấn mạnh.
Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) khuyến cáo, nếu không đẩy nhanh tiến độ, đến năm 2018, khi thuế nhập khẩu giảm còn 0%, các nhà sản xuất trong nước khó có thể theo kịp thị trường.
“Muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô, thì phải có chính sách đột phá”, ông Giám nói và cho biết, chính sách đột phá mà Bộ Công thương đề xuất Chính phủ phê duyệt để “cứu” ngành công nghiệp ô tô, giữ chân các liên doanh ở lại là ưu tiên mở rộng thị trường thông qua động thái giảm nhanh một số sắc thuế, giải quyết sớm và triệt để bài toán giao thông, hạ tầng cơ sở...
Thế Hải

-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á
-
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới -
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây