-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Cảng Sài Gòn có vị trí thuận lợi, mớn nước sâu, công nghệ xử lý hàng hóa hiện đại. |
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn, trước đây là Nha thương cảng Sài Gòn, đã có hành trình hơn 150 năm hình thành và phát triển gắn với lịch sử vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, nay là TP.HCM năng động và xinh đẹp.
Trải qua những chặng đường phát triển, đến nay, Cảng Sài Gòn tự hào là đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới, là thương hiệu quốc tế của ngành hàng hải Việt Nam, là cảng cửa ngõ phục vụ cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Nam Trung bộ.
Với tổng sản lượng hàng hóa bốc xếp hàng năm hơn 10 triệu tấn, tổng chiều dài 3,2 km, 21 cầu cảng, 27 bến phao trải dài dọc tuyến sông Sài Gòn, Nhà Bè, Thiềng Liềng, Cảng Sài Gòn đảm nhiệm “sứ mệnh” quan trọng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển đến các cảng trên thế giới và luân chuyển hàng hóa nội địa khắp cả nước, là điểm giao thoa của nhiều phương thức vận tải khác nhau. Cảng Sài Gòn cũng là hội viên tích cực của các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (Vietnam Seaport Association - VPA), Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á (Asian Port Association - APA), Hiệp hội Cảng biển quốc tế (International Association Ports and Harbors - IAPH).
Trong bối cảnh các cảng khu vực TP.HCM đang quá tải, gây ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông hàng hóa, cùng với định hướng chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là việc di dời cảng Nhà Rồng Khánh Hội, Cảng Sài Gòn đang xây dựng Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước với diện tích hơn 100 ha tại huyện Nhà Bè (TP.HCM), là dự án cảng hàng hóa tổng hợp lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước có vị trí thuận lợi trên sông Soài Rạp, tổng chiều dài bến lên tới 1.800 m, công suất thông qua hơn 20 triệu tấn hàng hóa/năm, tiếp nhận được các tàu có tải trọng lên tới 50.000 DWT đầy tải và 70.000 DWT giảm tải. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, đây chính là dự án tâm huyết của Cảng Sài Gòn nhằm cụ thể hóa tầm nhìn phát triển dài hạn.
Tính đến năm 2019, Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đã có 600 m cầu cảng và hệ thống kho bãi đồ sộ, hiện đại được đưa vào khai thác. Đây sẽ là cửa ngõ cho phép hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cụm Cảng Sài Gòn tại khu vực phía Nam TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cùng với hệ thống giao thông kết nối như đường vành đai 2, vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành, chuyển tiếp hàng hóa ra khu vực Cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và từ đó xuất đi quốc tế.
Sau khi cổ phần hóa, nhằm thích ứng với thay đổi của thị trường vận tải trong nước và quốc tế, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn từng bước thực hiện kết nối chuỗi dịch vụ tới cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Cảng Sài Gòn đã liên doanh với các tập đoàn hàng hải quốc tế hàng đầu như PSA (Singapore), SSA Marine Seattle (Mỹ), APM Terminals (Đan Mạch) xây dựng và vận hành 3 khu cảng container nước sâu hiện đại tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, gồm: SP-PSA, SSIT và CMIT với tổng chiều dài bến 1.800 m, có khả năng tiếp nhận tàu tới 165.000 DWT, tổng công suất thông qua hơn 3,7 triệu Teu/năm.
Các cảng liên doanh đã được xây dựng từ năm 2006 và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2009 - 2010. Với công nghệ xử lý hàng hóa hiện đại, mớn nước sâu, vị trí thuận lợi, nhóm cảng này được đánh giá là trung tâm trung chuyển quốc tế tiềm năng của Việt Nam, cảng cửa ngõ quốc gia trọng điểm phục vụ sự phát triển kinh tế của khu vực miền Nam cũng như cả nước.
Với tốc độ tăng trưởng hàng hóa ấn tượng và tính hiệu quả của việc vận chuyển bằng đường thủy, cụm Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cho xã hội.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024