
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
Cụ thể, Công ty Gỗ Trường Thành thông qua việc cho phép Công ty TNHH MTV Sứ Thiên Thanh sẽ vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Dương với số tiền 27 tỷ đồng, mục đích vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ vệ sinh khác.
Thời gian vay tối đa 8 tháng và sử các tài sản gắn liền với đất số T313457 do UBND tỉnh Bình Dương cấp làm đảm bảo cho tất cả các khoản vay tại Ngân hàng.
Điểm đáng lưu ý, trong quá trình vay vốn, nếu đơn vị vay vốn vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp dẫn đến không trả hết được nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn, Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Nếu số tiền phát mãi không đủ thu nợ, thì công ty Sứ Thiên Thanh sẽ lấy tài sản khác bù đắp vào các khoản vay vốn tại Ngân hàng.
Được biết, tính tới 30/6/2023, Công ty Gỗ Trường Thành đang sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty Sứ Thiên Thanh, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ sứ.
Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ 27,58 tỷ đồng trong quý II/2023
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2023, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 388,28 tỷ đồng, giảm 37,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 27,58 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 4,46 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 13%, xuống còn 5,4%.
Được biết, theo dữ liệu của Chứng khoán SSI, Gỗ Trường Thành vừa có lãi trở lại trong quý I/2023 với giá trị lãi 1,84 tỷ đồng. Như vậy, Công ty quay trở lại lỗ sau 1 quý có lãi.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 74,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 59,87 tỷ đồng, xuống 20,98 tỷ đồng; doanh thu tài chính ghi nhận dương 2,36 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 7,16 tỷ đồng, tức tăng thêm 9,52 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 14,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 3,18 tỷ đồng, xuống 18,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 31,4%, tương ứng giảm 26,28 tỷ đồng, xuống 57,42 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 28,1%, tương ứng tăng thêm 4,05 tỷ đồng, lên 18,44 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý II, Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ 54,64 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 24,23 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 30,41 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý II, lợi nhuận gộp của Gỗ Trường Thành tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty chỉ bớt lỗ nhờ lợi nhuận khác.
Lỗ trong nửa đầu năm 2023
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2023, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 719,5 tỷ đồng, giảm 37,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 25,06 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 10,77 tỷ đồng, tức giảm 35,83 tỷ đồng.
Như vậy, với việc lỗ trong nửa đầu năm 2023, tính tới 30/6/2023, Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ lũy kế 3.105,8 tỷ đồng, bằng 75,53% vốn điều lệ.
Được biết, trong năm 2023, Gỗ Trường Thành đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.222 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 54 tỷ đồng, tăng 14,86 lần so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, với việc kinh doanh thua lỗ, Gỗ Trường Thành còn cách rất xa kế hoạch lãi 54 tỷ đồng trong năm 2023.
Bên cạnh kinh doanh thua lỗ, trong nửa đầu năm 2023, dòng tiền kinh doanh chính của Gỗ Trường Thành còn ghi nhận âm 19,44 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 18,98 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 32,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 17,55 tỷ đồng.
Được biết, Gỗ Trường Thành vừa ghi nhận dương dòng tiền trở lại trong năm 2022 sau 2 năm âm liên tiếp, giá trị dương là 253,01 tỷ đồng. Trước đó, năm 2020 ghi nhận âm 170,07 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 252,92 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2023, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành giảm 2,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 69,5 tỷ đồng, xuống 2.936,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 772,9 tỷ đồng, chiếm 26,3% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 569,9 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác ghi nhận 385,3 tỷ đồng, chiếm 13,1% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 367,7 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 355,3 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn tăng 15% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 100,8 tỷ đồng, lên 772,9 tỷ đồng; tồn kho giảm 16,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 109,2 tỷ đồng, xuống 569,9 tỷ đồng …
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/8, cổ phiếu TTF tăng 10 đồng lên 5.300 đồng/cổ phiếu.

-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025