-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Ông Nguyễn Hữu Sia (giữa) trao đổi về xây dựng cảng Đà Nẵng thành hệ thống, trung tâm logictics tại vùng KTTĐ miền Trung với PGS TS Trần Đình Thiên-Viện trưởng Viện nghiên cứu KT Trung ương và các chuyên gia về cảng biển. Ảnh: Hà Minh |
Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Công ty CP cảng Đà Nẵng xác nhận thông tin trên, đồng thời đề nghị thành phố nên ủng hộ Cảng Đà Nẵng, vì cảng Đà Nẵng đã có kế hoạch rõ ràng về phân kỳ đầu tư. Theo đó, bắt đầu triển khai từ năm 2022 và 2025 sẽ đưa vào khai thác.
Nguồn vốn lấy từ đâu, theo ông Sia là từ lợi nhuận từ việc kinh doanh các dịch vụ thuộc hệ thống cảng biển của Cảng Đà Nẵng hiện nay là chủ yếu. Ông Sia dẫn chứng, trong 9 tháng đầu năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng đạt hơn 5 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.
Dự kiến năm 2016, cảng phấn đấu đạt 7 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng; trong đó container đạt 300.000 TEU. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu của cảng đạt 443 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trên 126 tỷ đồng, tăng trên 45%.
Trong giai đoạn 2016-2018, Công ty CP Cảng Đà Nẵng dự kiến sẽ đầu tư gần 1.800 tỷ đồng để xây dựng phát triển cảng; trong đó vốn tự có của doanh nghiệp gần 900 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến dự án này, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đã có công văn đề nghị UBND TP Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu
Theo nội dung công văn: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam được biết, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương xây dựng cảng Liên Chiểu để giảm tải cho cảng Tiên Sa trong tương lai nhằm mục tiêu trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế theo 2 khu vực Tiên Sa-Liên Chiểu.
Trong đó, khu bến Tiên Sa – Thọ Quang phát triển với công suất 10 triệu tấn/năm để khai thác tối ưu cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và không ảnh hưởng tiêu cực đến kết cấu hạ tầng giao thông kết nối cũng như sự phát triển chung của thành phố.
Thời điểm cần cảng Liên Chiểu phục vụ là năm 2020 với các giai đoạn, năm 2020: khởi động 1,845 triệu tấn/năm, khai thác tàu tổng hợp 50.000 tấn; giai đoạn 2030 lượng hàng thông qua khoảng 17,5 triệu tấn/năm, khai thác tàu container 4.000 TEU, tầm nhìn 2050 lượng hàng thông qua 46 triệu tấn/năm, xem xét khai thác tàu cỡ 8.000 TEU, với tổng mức đầu tư cảng Liên Chiểu qua 3 giai đoạn là 32.861 tỉ đồng (vốn nhà nước 31%, vốn tư nhân 69%).
Cảng Liên Chiểu được xây dựng với mục tiêu là cảng biển quốc tế hàng đầu tại Khu vực duyên hải miền Trung. Ảnh: Hà Minh |
Để tận dụng nguồn lực, lợi thế và kinh nghiệm khai thác của cảng Đà Nẵng cũng như Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và để giải quyết vấn đề vượt công suất tại cảng Tiên Sa theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Khu vực Nam Trung Bộ (Nhóm III) giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đề nghị UBND TP Đà Nẵng giao cho Tổng Công ty, Công ty CP cảng Đà Nẵng làm chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.
Cũng theo công văn này, hiện nay, Vinalines đang trong giai đoạn đổi mới, tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ, phát triển đầu tư hạ tầng khai thác cảng biển là một ưu tiên chiến lược, trong đó, địa bàn Đà Nẵng là địa bàn trọng điểm để đầu tư phát triển cảng biển.
Nếu được chấp thuận của UBND TP Đà Nẵng, Tổng Công ty và Công ty CP cảng Đà Nẵng sẽ tập trung mọi nguồn lực để tiến hành đầu tư xây dựng cảng Liên Chiển từ năm 2020 (sau khi hoàn thành hợp phần A gồm hạng mục đê chắn sóng và nạo vét thông luồng do nhà nước đầu tư).
Trước mắt, khi cảng Liên Chiểu chưa được xây dựng, để giảm xung đột giao thông, cảnh quan môi trường, cảnh quan đô thị làm ảnh hưởng đến du lịch, Tổng Công ty đã chỉ đạo Cảng Đà Nẵng tiến hành xây dựng bến thủy nội địa tại khu vực Liên Chiểu ngay trong năm 2017.
Được biết, dự án cảng Liên Chiểu hiện nay có khá nhiều đối tác lớn, có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính mạnh… quan tâm và đề xuất thành phố Đà Nẵng được tham gia đầu tư, trong đó có Tập đoàn T&T; Tổng Công ty tân cảng Sài Gòn…
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024