-
Thời điểm để chuyển đổi xanh của doanh nghiệp logistics -
Chú trọng đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội -
Đà Nẵng chi 145 tỷ đồng đầu tư dự án chống ngập -
Quảng Ninh thúc đẩy tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão
Bên lề Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức, ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín đã chia sẻ thêm về cách doanh nghiệp logistics với năng lực chuyên biệt sẵn sàng hỗ trợ đối tác, khách hàng vận chuyển những thiết bị, kiện hàng cồng kềnh trong lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch.
Ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín |
Được biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 600 GW, triển vọng nguồn năng lượng này có thể cung cấp 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
Trong đó, Việt Nam thu hút sự quan tâm của quốc tế với các kế hoạch năng lượng tái tạo nhờ sở hữu số lượng giờ nắng hàng năm và mức bức xạ mặt trời cao, vì vậy Việt Nam có thể tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời một cách hiệu quả. Thêm nữa, Việt Nam cũng có khả năng phát triển năng lượng gió với các vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các đảo nhờ sở hữu đường biển dài và tốc độ gió cao.
Thêm nữa, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), định hướng phát triển nguồn điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là các nguồn điện tự sản, tự tiêu, điện mặt trời mái nhà.
Một trong những mục tiêu phát triển được đặt ra trong Quy hoạch điện VIII là thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Để chuyển đổi năng lượng công bằng, mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%.
Tuy nhiên, các dự án năng lượng xanh như điện gió onshore/offshore, điện mặt trời đòi hỏi việc vận chuyển các thiết bị cồng kềnh, khối lượng lớn, giá trị các kiện hàng cao, đòi hỏi kỹ thuật vận chuyển phức tạp và tuyệt đối an toàn, đúng tiến độ.
Vì vậy, để vận chuyển những thiết bị, kiện hàng cồng kềnh cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp logistics chuyên biệt.
Ông Đỗ Hoàng Phương chia sẻ ba điểm nổi bật trong việc doanh nghiệp nội địa hỗ trợ các đối tác, khách hàng triển khai các dự án năng lượng tái tạo.
Đầu tiên, việc các doanh nghiệp trong nước tự chủ được quy trình vận hành, công nghệ vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng giúp nâng cao năng lực vận chuyển và tính cạnh tranh, giảm thiểu phụ thuộc công nghệ vào nước ngoài.
Thứ hai, logistics là một mắt xích quan trọng giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các dự án năng lượng tái tạo. Sự tham gia của các doanh nghiệp logistics không chỉ thúc đẩy ngành năng lượng xanh mà còn góp phần vào mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững của quốc gia.
Và thêm nữa, năng lực logistics vững mạnh giúp các dự án lớn hoàn thành đúng tiến độ và đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó tăng sức hút đầu tư và uy tín của Việt Nam trên bản đồ năng lượng xanh khu vực.
Tuy nhiên, ông Phương cũng chia sẻ thêm những thách thức đối với doanh nghiệp logistics, đặc biệt là vận chuyển hàng hàng siêu trường siêu trọng. Trong đó, các dự án hàng siêu trường siêu trọng không phải lúc nào cũng có thường xuyên.
Thêm nữa, chi phí đầu tư vào công nghệ và phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị đặc chủng đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn và sự đầu tư liên tục để cập nhật công nghệ mới. Ngược lại, hạ tầng cho các phương tiện vận tải siêu trường siêu trọng tại một số địa phương còn hạn chế, đặc biệt tại các vùng xa xôi, vì vậy đó cũng là một khó khăn đối với việc vận chuyển hàng hàng siêu trường siêu trọng.
-
Công ty Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín đồng hành cùng chuyển đổi xanh và bền vững -
Đà Nẵng chi 145 tỷ đồng đầu tư dự án chống ngập -
Quảng Ninh thúc đẩy tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững -
Hà Nội phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, nâng cao giá trị -
Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão -
Nhiều địa phương vẫn chật vật hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới -
TP.HCM ra tiêu chí dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao phải “xanh”
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững