
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
Suốt thời gian dài, các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV chỉ chú trọng phân khúc bán buôn, tập trung vào các khách hàng và dự án lớn. Song 5 năm trở lại đây, các ngân hàng này đã chuyển hướng mô hình ngân hàng bán lẻ.
Điểm dễ nhận thấy trong chiến lược kinh doanh được công bố trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay là các ngân hàng trên đều bày tỏ tham vọng đứng đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Đại diện BIDV cho hay, năm 2015, lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng này tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, tín dụng bán lẻ tăng 44%, huy động vốn bán lẻ tăng 40%, thu nhập ròng bán lẻ hơn 8.600 tỷ đồng, tăng 3,5 lần sau 5 năm...
![]() |
Năm 2016, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ trên 35% |
Đặc biệt, BIDV cũng cạnh tranh quyết liệt với hai ông lớn còn lại về lĩnh vực thẻ. Cuối năm 2015, BIDV đã phát hành hơn 8,8 triệu thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, sở hữu mạng lưới gần 1.500 máy rút tiền ATM và 14.000 máy cà thẻ POS. Ngân hàng này tuyên bố đang đứng ở vị trí thứ hai đến thứ tư trên thị trường thẻ, tùy từng loại thẻ. Năm 2016, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ trên 35%. Đến năm 2018, sẽ tiếp tục giữ vững và củng cố vị trí dẫn đầu về thị phần huy động vốn và tín dụng bán lẻ trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Tương tự, VietinBank cũng đang tăng tốc trong cuộc đua giành thị phần lớn về bán lẻ. Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho hay, năm 2015, Ngân hàng tiếp tục duy trị vị thế dẫn đầu thị trường với các sản phẩm dịch vụ thẻ ATM và POS, với doanh số thanh toán tăng 61% so với năm 2014. Thị phần thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và POS duy trì ở mức cao.
“VietinBank sẽ tiếp tục khẳng định là ngân hàng số 1 về khách hàng doanh nghiệp và đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ, đưa VietinBank trở thành thương hiệu số 1 về hoạt động bán lẻ. Đồng thời, triển khai đề án ngân hàng thanh toán qua đó từng bước cải thiện thu nhập theo hướng nâng tỷ trọng thu nhập từ phí trong tổng thu nhập”, Chủ tịch HĐQT VietinBank Nguyễn Văn Thắng trước đó cũng nhấn mạnh.
Hiện VietinBank duy trì lượng khách hàng sử dụng khoảng 16 triệu thẻ. Thị phần một số loại thẻ của VietinBank như sau: thẻ ghi nợ nội địa (22%), thẻ tín dụng quốc tế (28%) và POS (33%).
Với Vietcombank, việc chuyển hướng khá sớm sang bán lẻ cũng giúp duy trì được vị trí vững chắc trong lĩnh vực bán lẻ, nhất là lĩnh vực thẻ. Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, năm 2015, Ngân hàng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu thị trường thẻ. Cụ thể, thị phần thẻ quốc tế chiếm 45%, thẻ nội địa chiếm 30,3%. Thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế lần lượt 16%, 29,3% và 21,4%. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế chiếm 19% và 22,5%. Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ chiếm 32% thị phần…
Với lợi thế mạng lưới rộng lớn, tiềm lực tài chính mạnh, 3 ngân hàng TMCP quốc doanh đang chiếm thị phần lớn về bán lẻ với những lợi thế riêng. Trong khi BIDV dẫn đầu thị trường về sản phẩm cho vay mua nhà và mới đây là cho vay nông nghiệp, thì VietinBank, Vietcombank tập trung đẩy mạnh bán chéo sản phẩm qua ký kết với các đối tác lớn và lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Vietcombank đang triển khai thành lập công ty tín dụng tiêu dùng. Trong khi đó, theo dự kiến, VietinBank cũng sẽ thành lập Công ty tài chính PG Finance.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thời gian tới, cuộc đua thứ hạng trên thị trường bán lẻ vẫn khốc liệt và vị thế của các ngân hàng sẽ liên tục thay đổi. Vị trí dẫn đầu sẽ thuộc về ngân hàng có mạng lưới tốt, chất lượng dịch vụ khách hàng hoàn hảo, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Hiện nay, dù sản phẩm đa dạng, song quy trình bán lẻ của khối ngân hàng quốc doanh được đánh giá là vẫn còn rườm rà, tốn thời gian. Trong khi đó, ở khối ngân hàng TMCP, nhờ mạnh tay đầu tư công nghệ, rút ngắn quy trình, chất lượng phục vụ khách hàng đã “ăn đứt” khối ngân hàng quốc doanh.
-
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan -
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025