
-
Vì sao Chat GPT và các công cụ AI không thể thay thế những cây viết thực thụ?
-
Cú hích ChatGPT và sự bùng nổ công nghệ AI
-
4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang gặp sự cố
-
Viettel Global đạt hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
-
MobiFone tài trợ nền tảng đào tạo trực tuyến mở MobiEdu cho Chính phủ Lào -
Nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam
MoboFone gia nhập cuộc chơi OTT
Sau hơn 1 năm nghiên cứu, phát triển và 2 tháng thử nghiệm, MobiFone đang lên kế hoạch ra mắt ứng dụng OTT của riêng mình, với tên là Halo. Ứng dụng này “hao hao” như dịch vụ OTT Zalo đang có 30 triệu người dùng ở Việt Nam.
Thông tin ban đầu từ MobiFone cho biết, Halo hội tụ đủ các tính năng của ứng dụng đa phương tiện, như nhắn tin, mạng xã hội, tìm bạn… Về cơ bản, Halo cũng giống như các ứng dụng OTT khác có mặt trên thị trường với 2 tính năng phổ biến nhất là thoại và nhắn tin qua kết nối Internet (3G hoặc Wifi) và nhà mạng này đang xây dựng chính sách ưu tiên cho thuê bao của MobiFone có thể nhắn tin và sử dụng các tiện ích trong ứng dụng không phải trả phí 3G. Halo của MobiFone được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với VietTalk của VinaPhone và Mocha của Viettel.
![]() |
Dịch vụ OTT đang là thách thức lớn đối với các nhà mạng |
Mocha của Viettel đạt 1 triệu người dùng
Trong khi đó, sau 6 tháng ra mắt, tính đến thời điểm này, Mocha Messenger của Viettel đã đạt hơn 1 triệu người dùng. Trong quãng thời gian đó, Viettel cũng liên tục cho ra đời nhiều tính năng mới và đang có kế hoạch mang ứng dụng này ra kinh doanh ở thị trường nước ngoài.
Các tính năng của Mocha đang “đánh” vào giới trẻ, lớp khách hàng có tỷ lệ dùng OTT lớn nhất hiện nay. Đó là các tính năng được ưa chuộng như Voice Sticker, Thu hồi tin nhắn, Cùng nghe nhạc, Nghe cùng người lạ, Chuyển tiền… Đặc biệt, chính sách SMS Out nội mạng cho phép thuê bao Viettel sử dụng Mocha được nhắn tin miễn phí đến toàn bộ thuê bao Viettel khác dù đã cài hoặc chưa cài ứng dụng này đang nhận được sử hưởng ứng mạnh mẽ từ giới trẻ.
Ngoài Việt Nam, Mocha đang tiến mạnh ra thị trường nước ngoài. Tháng 9/2015, Mocha đã ra mắt tại Haiti và thời gian tới sẽ được đưa vào thị trường Mỹ. Hiện tại, Mocha đã cho phép đăng ký sử dụng ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ông Đỗ Minh Phương, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, trong xu thế OTT, việc các mạng xã hội đang lấn át và làm giảm doanh thu của nhà mạng là điều không thể tránh khỏi. Mỗi năm, nhà mạng thất thu hàng ngàn tỷ đồng do OTT. Việc phát triển ứng dụng OTT là bắt buộc, nếu nhà mạng không làm, thì doanh nghiệp khác cũng sẽ làm…
VinaPhone loay hoay với Viettalk
Ứng dụng VietTalk của VinaPhone được đưa ra thị trường từ tháng 12/2014, sớm nhất trong 3 nhà mạng lớn (VinaPhone, Viettel, MobiFone), nhưng đến nay mới chỉ đạt 200.000 người dùng.
Về cơ bản, VietTalk cũng có các tính năng giống các ứng dụng OTT khác, như chia sẻ hình ảnh, địa điểm, thông tin liên lạc; tin nhắn, thoại, chia sẻ cảm xúc, cập nhật trạng thái, trò chuyện theo nhóm… Điểm đặc biệt của VietTalk là người dùng được cấp 1 số thuê bao ảo, số thuê bao này có thể nhắn tin, gọi điện như một thuê bao thông thường và số thuê bao không sử dụng OTT. Đây được xem là tính năng chủ lực của ứng dụng này trong cuộc cạnh tranh với các ứng dụng OTT khác.
Thế nhưng, đến nay, ứng dụng này vẫn “lẹt đẹt” và có lượng người dùng ít dù VietTalk miễn cước di động khi sử dụng phần mềm. Ngoài việc ít tính năng, ít cập nhật tính năng mới, chưa xác định cụ thể khách hàng, chưa đầu tư nhiều cho quảng bá…, thì việc VinaPhone đang tái cấu trúc, thành lập Tổng công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến ứng dụng này bị “lạnh nhạt”.
Ngay cả Viettel, dù đạt 1 triệu người dùng, nhưng còn xa mới bằng được các đối thủ OTT khác tại Việt Nam như Zalo, Viber… Và với lượng người dùng không đạt mức đủ để thương mại hóa, thì việc kinh doanh các ứng dụng của nhà mạng rất khó khăn phát triển để cạnh tranh với các ứng dụng khác.
Có thể thấy, Halo, VietTalk, Mocha đang có chiến lược miễn cước Internet di động khi khách hàng sử dụng phần mềm. Chiến lược này không rõ có hiệu quả thật sự hay không khi chỉ có khách hàng nội mạng được hưởng lợi.
Điểm hạn chế nữa là, các ứng dụng này của nhà mạng mới chỉ hỗ trợ các hệ điều hành Android và iOS, trong khi các ứng dụng khác hiện nay như Zalo hay Viber đã hỗ trợ đầy đủ các hệ điều hành của máy tính và smartphone.
Thêm vào đó, trong khi các ứng dụng OTT khác đã có tính năng gọi điện truyền hình ảnh (video call), thì các ứng dụng của cả 3 nhà mạng trên đều chưa có…
OTT là một cuộc chơi khốc liệt tại Việt Nam. Nhiều ông lớn quốc tế như Wechat, KakaoTalk, LINE và ngay cả Viber cũng đưa ra tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam. Ở trong nước, sau gần 2 năm ra mắt, ứng dụng BeeTalk của Bkav đang “mất dạng” và ngay cả Zalo có hơn 30 triệu người dùng cũng chưa đạt được doanh thu cao từ OTT. Chính vì vậy, cuộc chơi OTT của các nhà mạng, nếu không có chiến lược hợp lý, thì rất dễ đi theo vết xe đổ của các ứng dụng OTT nói trên.

-
Các công ty Mỹ đã rót đầu tư hàng tỷ USD vào các công ty AI tại Trung Quốc
-
Vì sao Chat GPT và các công cụ AI không thể thay thế những cây viết thực thụ?
-
Thị trường chuyển phát 2023: Doanh nghiệp Việt “ứng chiến” với đối thủ ngoại
-
MK Group rót vốn, trở thành cổ đông chiến lược của Smart Cyber Security
-
Cú hích ChatGPT và sự bùng nổ công nghệ AI -
4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang gặp sự cố -
Viettel Global đạt hơn 3.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Microsoft rót thêm "hàng tỷ đô la" vào OpenAI - công ty tạo ra ChatGPT -
Giữ an toàn, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát -
Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư vào trung tâm dữ liệu -
MobiFone tài trợ nền tảng đào tạo trực tuyến mở MobiEdu cho Chính phủ Lào
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)