
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
Cả làng cùng vui
Đến thời điểm này, Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất trong số 4 hãng hàng không đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải khách tuyến nội địa công bố kết quả kinh doanh năm 2013.
![]() | ||
VietJetAir bắt đầu kinh doanh có lãi từ quý III/2013. Ảnh: Anh Minh |
Theo đó, bất chấp tình hình cạnh tranh được đánh giá là rất gay gắt, hạ tầng hàng không sân bay còn hạn chế, kết quả kinh doanh năm 2013 được chính lãnh đạo của hãng hàng không quốc gia đánh giá là khả quan, với việc hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra.
Cụ thể, mặc dù chỉ đạt 98% kế hoạch doanh thu (54.159 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận của Vietnam Airlines trong năm 2013 đạt 140 tỷ đồng, tăng 92 tỷ đồng (162%) so với mục tiêu đề ra hồi đầu năm. Kết quả kinh doanh vận tải hàng không - ngành nghề kinh doanh chính của Hãng - cũng cải thiện đáng kể, với việc vận chuyển được 14,71 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 8,77 triệu lượt khách, tăng 17,1% so với kế hoạch.
“Hiệu quả sử dụng nguồn lực đã được cải thiện đáng kể khi sản lượng luân chuyển tăng 5,9%, ghế suất của Vietnam Airlines tăng 2,8% so với kế hoạch”, ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines nói và cho biết, tỷ lệ ghế suất nội địa lên tới 81,1% cho toàn đội tàu bay cho thấy, Vietnam Airlines thực sự bứt khỏi giai đoạn trì trệ trong gần 3 năm qua.
Cần phải nói thêm rằng, với việc nắm tới gần 50% thị phần vận chuyển hành khách (cả quốc tế và nội địa), kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines có thể coi là một hàn thử biểu cho cả thị trường hàng không Việt Nam năm 2013.
Trên thực tế, năm 2013, hàng không nội địa là lĩnh vực có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, tổng thị trường vận tải các hãng hàng không Việt Nam ước đạt 29,5 triệu hành khách và 630.000 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 16,7% và 19,6% so với năm 2012. Trong đó, thị trường nội địa tăng trưởng cao với 14,5 triệu khách, tăng 19,3% so năm 2012.
Tốc độ tăng trưởng trên đã góp phần nâng đỡ kết quả kinh doanh của các hãng hàng không. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, không chỉ Vietnam Airlines, mà toàn bộ các hãng hàng không của Việt Nam đều kinh doanh có lãi. Trước đó, VietJetAir, trong quý III/2013, đã xác nhận, hãng này bắt đầu kinh doanh có lãi chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập thị trường.
Xu hướng thị trường hàng không phục hồi với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số được Cục Hàng không Việt Nam dự báo cho năm 2014, do kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khả quan hơn và khả năng cạnh tranh về điểm đến du lịch của Việt Nam tiếp tục được cải thiện.
Thị trường ở thế hai cực?
“Tính cạnh tranh của thị trường đã tăng lên đáng kể với việc VietJetAir đang nỗ lực mở rộng thị phần hàng không nội địa thông qua việc mở rộng đội bay, đường bay”, ông Thanh cho biết.
Nhận định của lãnh đạo ngành hàng không là có cơ sở, bởi thị phần vận chuyển khách nội địa của Vietnam Airlines năm 2013 đã sụt giảm rất mạnh (-7,3 điểm), khiến hãng chỉ còn sở hữu khoảng 61,4% thị phần. Cần phải nói thêm rằng, thị phần của Vietnam Airlines đã bao gồm cả thị phần của VASCO (1,8%).
Bên cạnh đó, xu hướng tiết kiệm chi phí bằng việc lựa chọn dịch vụ các hãng hàng không giá rẻ khiến Vietnam Airlines để mất một lượng khách đáng kể từ khối các bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước vào tay Jetstar Pacific và VietJetAir. “Tình hình cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ đi/đến Việt Nam và trong nội địa vô cùng gay gắt”, ông Thanh dự đoán.
Điều đáng chú ý là, bản thân Vietnam Airlines cũng dự báo, hãng này sẽ mất tiếp 6,4 điểm so với năm 2013 và chỉ còn giữ khoảng 55% thị phần khách nội địa vào năm 2014. Trong khi đó, thị phần khách nội địa của VietJetAir đã tăng khoảng 9 điểm, lên mức 25% so với 16% năm 2012.
Theo nhận định của một chuyên gia, nhiều khả năng, thị trường vận chuyển hàng không nội địa năm 2014 sẽ chứng kiến một cuộc so kè quyết liệt giữa Vietnam Airlines và VietJetAir. Với lợi thế về giá vé thấp, chất lượng tàu bay và dịch vụ khá tốt, chắc chắn VietJetAir sẽ không thỏa mãn với sản lượng 3,2 triệu lượt khách đạt được trong năm 2013, nhất là khi hãng này dự định đưa thêm 2 tàu bay Airbus 320 CEO vào quý IV/2014.
Tuy nhiên, thế lưỡng cực tại thị trường khách nội địa chưa thể hình thành trong một vài năm tới đây, do Vietnam Airlines, ngoài việc là cổ đông lớn tại hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, còn sở hữu lợi thế rất lớn từ việc sở hữu các dịch vụ hậu cần hoàn chỉnh với nhiều lĩnh vực đang cho lợi nhuận cao.
“Bất chấp quan ngại về nguy cơ dư thừa cung tải, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cạnh tranh thú vị này”, vị chuyên gia đánh giá.
Anh Minh

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower