Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Cuộc sống số: Từ xa xỉ tới bình dân
Như Loan - 08/05/2015 09:35
 
Khái niệm “cuộc sống số” trước đây chỉ dành cho giới trẻ thành phố, sành điệu và thích công nghệ. Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi mạnh mẽ.

Kinh tế ổn định khi đã nghỉ hưu nhưng hai ông bà Minh – Thu (tỉnh Nam Định) trước vẫn hay buồn vì mỗi năm chỉ gặp mặt con cháu nhiều nhất 2 lần, do anh con cả đã vào Nam làm việc và xây dựng gia đình tại TP HCM, còn em gái thứ 2 cũng lấy chồng tận trong Đà Lạt.

Nhớ con cháu, ông bà hay gọi điện hỏi thăm nhưng chưa thoải mái vì không nhìn thấy mặt chúng thường xuyên. Anh Cường (con trai ông bà Minh – Thu) từng chạnh long khi nghe bố mẹ nói với hàng xóm: “Tôi chẳng mong gì, nghèo khổ cũng được, chỉ ước được nhìn thấy cháu mỗi ngày”.

Người già giờ cũng có thể tận hưởng tiện ích của cuộc sống số (Ảnh Tuấn Nguyễn)
Người già giờ cũng có thể tận hưởng tiện ích của cuộc sống số (Ảnh Tuấn Nguyễn)

Dịp Tết vừa rồi, ngoài việc lắp đặt Internet tốc độ cao Viettel với modem có phát wifi, anh Cường còn mua thêm chiếc máy tính bảng và 2 Smartphone cho ông bà.

Ban đầu, hai ông bà xua tay vì “sợ tốn tiền”, nhưng khi nghe anh Cường nói là có thể giúp bố mẹ nhìn thấy các cháu và nói chuyện, giao tiếp mỗi ngày thì mọi thứ thay đổi.

Ngoài việc hướng dẫn bố mẹ quan sát các cháu qua camera của trường mẫu giáo, anh con trai còn hướng dẫn sử dụng phần mềm video call để cả nhà trò chuyện với nhau miễn phí mỗi ngày.

Ban đầu, hai ông bà cũng bỡ ngỡ, nhưng chỉ sau 1 tháng họ tự hào khoe với các cụ trong xóm: “Ngày nào tôi cũng lên ‘Phây’ nói chuyện với chúng nó, vui đáo để”.

Thậm chí, ông bà còn là người giám sát từ xa hai cháu ở trường mẫu giáo. Hễ có bất cứ chuyện gì, các cụ liền thông báo ngay cho con. “Này hôm nay bố thấy thằng Tý cấu bạn khi đi ngủ đấy nhé”, “Bé Bin hôm nay chẳng chịu ăn gì, mẹ xem chừng nó ốm hay sao ấy”….

Trong khi đó, cả con trai và con gái khi gửi tiền về cho bố mẹ giờ cũng không phải phiền phức ra ngân hàng như trước. Mở một tài khoản BankPlus của Viettel với Ngân hàng Quân đội, cứ đến ngày anh Cường và chị Yến (con gái ông bà Minh – Thu) chỉ cần thao tác trên di động là có người mang tiền đến nhận nhà cho bố mẹ ở quê.

Anh Cường tâm sự rất thích một clip quảng cáo trên truyền hình thời gian gần đây nói về chuyện tình cảm gia đình, cha con với câu kết “Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay”. “Trước mình chỉ được gặp bố mẹ mỗi năm 1-2 lần, giờ cả đại gia đình được gặp nhau mỗi ngày, đó là nhờ công nghệ mới. Thật tuyệt”, người con trai chia sẻ.

Còn với Giàng A Do (16 tuổi) ở xã Xa Pả (Sapa) khoảng cách vài cây số tới nhà bạn hay cả chục cây số tới thị trấn thì việc biết thông tin cần thiết không còn là vấn đề nữa. Chiếc điện thoại di động dùng mạng Viettel giúp Giàng A Do có thể liên lạc với bạn bè mọi lúc, mọi nơi, điều mà trước đây cậu không nghĩ tới.

Ngoài việc liên lạc, A Do cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác tại Sapa còn có thể gọi điện lên tổng đài tiếng dân tộc của Viettel để nhờ tư vấn các thông tin về mùa màng, nông nghiệp. Thậm chí, họ có thể gọi lên tổng đài để nghe nhạc miễn phí cho vui.

Trên thực tế, không chỉ có những bạn trẻ sành điệu, ở thành phố mới có “cuộc sống số” cùng facebook và các thiết bị điện tử hiện đại. Nhờ sự phổ biến của mạng 3G, lan tới cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… kèm theo các dịch vụ trên di động thuận tiện như SmartMoto, BankPlus, tổng đài tiếng dân tộc… ngay cả những người già, người miền núi cũng có một phần “cuộc sống số” dễ dàng.

Trước đây, điện thoại di động là một thứ dịch vụ xa xỉ thì hiện tại đã trở nên phổ biến với mọi người. Giờ đây, “cuộc sống số” cũng không còn là một thứ xa vời với những người già, người dân vùng núi hay miền quê nữa. Những nhà cung cấp dịch vụ tiên phong trên di dộng đang đơn giản “cuộc sống số”cho mọi người.

Viettel ra mắt ứng dụng OTT đầu tiên
Chiều ngày 20/4, Viettel Telecom chính thức ra mắt dịch vụ OTT đầu tiên với tên gọi Mocha Messenger.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư