Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
Cước vận tải đường bộ lừng khừng giảm
Anh Minh - 18/11/2014 09:42
 
() Tính liên thông giữa giá cước vận tải đường bộ và giá xăng dầu tại Việt Nam là chưa rõ ràng, chủ yếu là do thiếu sự kiểm tra sát sao của các cơ quan chức năng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
10 tỷ USD nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn trước quốc hội
Thi công trở lại một số hạng mục đường sắt trên cao
DN vận tải than khó trước sức ép giảm cước
15 hãng xe Hà Nội đồng loạt giảm cước taxi

Cước vận tải giảm... trừ đường bộ

Đây là khẳng định của ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại cuộc tọa đàm Giá cước vận tải và giải pháp giảm giá cước vận tải do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) tổ chức vào cuối tuần trước.

   
  Dù giá xăng dầu giảm khá mạnh, song nhiều đơn vị vận tải hành khách vẫn chưa giảm giá vé  

Nhận định của ông Hùng là có cơ sở bởi theo đại diện Vietnam Airlines, từ năm 2011 đến nay, giá vé của Vietnam Airlines hiện chiếm hơn 60% thị phần hàng không đều thấp hơn giá trần do Bộ Tài chính quy định. Hiện Vietnam Airlines duy trì ổn định dải vé dao động từ 800.000 đồng đến 2,87 triệu  đồng cho chặng TP.HCM - Hà Nội, trong khi mức giá trần được Bộ Tài chính quy định là 3,4 triệu đồng.

Trong khi đó, theo ông Bùi Việt Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổng CTCP Vận tải thủy - đơn vị đang nắm thị phần tuyệt đối tại lĩnh vực vận tải thủy nội địa ở phía Bắc, lần điều chỉnh giá gần nhất mà đơn vị này thực hiện là vào tháng 3/2011, khi đó giá xăng là 21.100 đồng/lít, nay giá xăng 21.390 đồng/lít. Dù giá xăng liên tục biến động theo hướng tăng cộng thêm hàng loạt chi phí được nâng lên thời gian qua, nhưng Tổng công ty vẫn giữ nguyên giá cước.

“Chính vì doanh nghiệp (DN) chia sẻ với khách hàng suốt thời gian qua, khi giá xăng giảm liên tiếp, không khách hàng nào yêu cầu chúng tôi giảm giá cước”, ông Hoàng nói. Cung cấp thông tin về giá cước vận tải biển, đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, đội tàu treo cờ Việt Nam trọng tải hơn 4 triệu DWT của đơn vị này chủ yếu là vận chuyển hàng hóa nước ngoài. Ngay tại thị trường trong nước, trước sự cạnh tranh dữ dội của các phương thức vận tải khác, Vinalines cũng không có quyền định đoạt giá cả, mà thuộc về các chủ hàng, đặc biệt là các chân hàng khối lượng lớn như xi măng, thép, than.

“Từ hơn một năm nay, chỉ số giá cước vận chuyển đường biển hàng khô - BDI đã tăng 30-40%, nhưng giá cước trong nước lại đi ngược chiều thế giới. Hàng container giảm khoảng 20-30%, hàng khô giảm 5%, mức giảm tương đối nhiều so với cung - cầu trên thị trường”, đại diện Vinalines khẳng định.

Phản bác đánh giá của Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, nói giá cước của DN vận tải đường bộ “đứng yên”, trong khi giá xăng giảm 9 lần liên tiếp là chưa chính xác. Bởi hiện nay, một số DN đã tăng giá theo giá xăng trước đó thì đã, đang và chuẩn bị giảm giá. Những DN không có kế hoạch giảm giá đơn giản là vì họ đã không tiến hành tăng giá trong ba năm qua.

“Như chúng tôi biết, thì các tuyến Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Thái Bình... và hầu hết  tuyến xe khách cố định khác trong hơn 1 năm qua vẫn “gồng” mình giữ nguyên mức giá cước chấp nhận bị “ăn” vào vốn”, ông Thanh thanh minh.

Tuy nhiên, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT lại cho rằng,  chính sự lừng khừng trong việc giảm giá cước của đại đa số DN vận tải đường bộ, trong khi giá xăng đã giảm sâu chính là lý do khiến dư luận bức xúc nhất.

“Trong thời gian qua, chúng ta đã nhiều lần giảm giá xăng, dầu, nhưng giá cước vận tải đường bộ giảm vừa không đồng đều, vừa chưa giảm đủ độ sâu cần thiết để giảm các loại hàng hóa, dịch vụ khác, nên chưa tác động đến xã hội”, bà Hiền phân tích.

Được biết, theo tính toán của Trường Đại học Việt Đức, từ tháng 1 tới tháng 9/2014, xăng giảm bình quân 1,1%/tháng, dầu diesel 1,5%/tháng. Với mức giảm giá xăng dầu như trên thì hoàn toàn có thể xem xét giảm cước vận tải  từ 5,6 đến 8%.

Phải rà soát để giảm giá cước

Đại diện Bộ GTVT cho rằng, hiện quản lý theo Luật Giá năm 2012, Nhà nước điều hành giá thông qua quỹ bình ổn, hoặc quy định một số loại giá dịch vụ, tuy nhiên giá cước vận tải không nằm trong danh mục này, mà theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự chủ, tự định giá của tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, theo bà Hiền, với tác động sâu rộng tới mọi mặt kinh tế - xã hội, việc theo dõi, kiểm soát giá cước vận tải vẫn hết sức cần thiết nhằm tạo được sự liên thông rõ nét hơn giữa giá cước vận tải đường bộ và giá xăng dầu, đảm bảo quyền lợi ba bên: DN, Nhà nước và người tiêu dùng.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Tổng thư ký Hiệp hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, khi giá xăng dầu giảm liên tiếp, Bộ Tài chính có thể thanh, kiểm tra các DN vận tải, tính toán xem xăng dầu chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu giá cước... “Từ đó, nếu thấy đầu vào giảm, mà đầu ra vẫn cao thì đoàn kiểm tra có thể căn cứ vào Luật Giá, đề nghị Sở Tài chính, Sở GTVT, nơi DN kê khai giá chỉ đạo, yêu cầu DN điều chỉnh lại giá cước”, ông Thỏa nói.

Trong khi đó, theo ông Vương Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa, xăng dầu tăng giá thì nhanh, mức độ tăng rất cao, nên hiệu ứng ngay đối với các DN vận tải, nhưng khi xăng dầu giảm, thì lại chia làm nhiều lần và mức giảm thấp cũng đã gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi, bóc tách giá cước.

Được biết, mong muốn của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam là việc quản lý giá nhiên liệu không ổn định được 1 năm thì cũng ít nhất phải đảm bảo 6 tháng, hết sức công khai minh bạch để giới vận tải chủ động.

Liên quan tới vấn đề quản lý giá cước, vào ngày 12/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã ký văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với Vụ Vận tải, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Cục Quản lý giá  khảo sát, nghiên cứu và đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô hiện nay; đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý giá cước vận tải, góp phần đảm bảo giá cước vận tải điều chỉnh giảm phù hợp với giá nhiên liệu; có báo cáo về Bộ GTVT  trước ngày 30/11/2014.

“Chúng tôi đề nghị UBND các tỉnh trong tháng 11/2014 phải thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về quản lý giá cước vận tải tại địa phương để tổ chức kiểm tra, rà soát một số DN vận tải lớn trên địa bàn, yêu cầu các đơn vị phải kê khai và thực hiện giá cước phù hợp với giá điều chỉnh nhiên liệu nhằm chấn chỉnh công tác quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô”, ông Trường cho biết.

Lập 3 đoàn kiểm tra về giá sữa và cước vận tải Lập 3 đoàn kiểm tra về giá sữa và cước vận tải

() Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đối với các mặt hàng thiết yếu, trong đó có giá cước vận tải và giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa quyết định thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tại ba miền Bắc, Trung, Nam, để làm việc với các địa phương về các vấn đề trên.

Thông tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam Thông tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam

Tuyến vận tải đường thuỷ ven biển vừa mở, được Bộ GTVT khẳng định là giải pháp kéo giá cước vận chuyển về giá trị thực.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư