
-
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
-
Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu đồng 50% từ ngày 1/8
-
Tổng thống Trump công bố áp thuế quan mới đối với 14 quốc gia
-
Mỹ sắp công bố một số thỏa thuận thương mại khi hạn chót đang đến gần
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
![]() |
Khu vực khai thác dầu của công ty năng lượng Signal Hill Petroleum, bang California. Ảnh: AFP |
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Reuters. Các biện pháp giải quyết cơn khát tiền mặt của ngành dầu mỏ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các công ty khai thác ở các mỏ đá phiến từ bang Texas đến Utah đang đứng trước nguy cơ phá sản do giá dầu giảm sâu và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bị ngưng trệ vì dịch Covid-19.
Trung Quốc trước đó đã chấp thuận chi hơn 50 tỷ USD nhập khẩu dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và các sản phẩm khác theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Brouillette cho rằng nhu cầu dầu mỏ từ Trung Quốc sụt giảm mạnh vì dịch Covid-19 cũng đang tác động xấu tới các doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ.
“Khả năng để họ (Trung Quốc) tuân thủ các cam kết theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, ở 1 góc độ nào đó, đang bị cản trở bởi dịch Covid-19”, Bộ trưởng Brouillette nói.
Ông Brouillette cho biết ông đang phối hợp với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin để tăng gấp đôi trần khoản vay dành cho các công ty năng lượng hạng trung theo gói kích thích kinh tế lên tới 200 - 250 triệu USD nhằm giúp các doanh nghiệp này vượt qua đại dịch.
Brouillette cho hay, ông và Mnuchin đã lên kế hoạch hợp tác với ngành ngân hàng và các cơ quan khác của Mỹ để yêu cầu các tổ chức tín dụng không phân biệt cho vay đối với doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến. “Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng các ngân hàng không phân biệt đối xử cho vay”, Brouillette nhấn mạnh.
Ngành ngân hàng thế giới vốn dĩ đã chịu sức ép lớn khi các nhà vận động chống biến đối khí hậu kêu gọi hạn chế cho vay đối với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và thay vào đó ủng hộ năng lượng tái tạo. Hiện ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ gánh trên vai khoản nợ ước tính hơn 200 tỷ USD được thế chấp bằng nguồn dự trữ dầu khí. Khi doanh thu giảm mạnh và tài sản mất giá trị, một số công ty dầu khí Mỹ cho biết họ không còn khả năng trả nợ.
Whiting Chemicals trở thành nhà sản xuất dầu mỏ đầu tiên nộp đơn phá sản vào ngày 1/4, còn các doanh nghiệp khác như Chesapeake Energy, Denbury Resources và Callon Chemicals cũng đang cầu cạnh bên tư vấn nợ.
Trong khi đó, một số tổ chức cho vay lớn ở Mỹ đang đẩy nhanh quá trình tịch thu tài sản của các công ty dầu mỏ để tránh thua lỗ và nợ xấu. Trước đó, Reuters đưa tin tập đoàn JPMorgan, Wells Fargo, Bank of America và Citigroup đang gấp rút thành lập các công ty độc lập để thâu tóm các tài sản dầu khí.

-
Mỹ sẽ sớm công bố thuế quan 50% đối với đồng, 200% với dược phẩm -
Các nước hy vọng đàm phán thuế quan với Mỹ sẽ cho kết quả có lợi -
Tổng thống Trump công bố áp thuế quan mới đối với 14 quốc gia -
Mỹ sắp công bố một số thỏa thuận thương mại khi hạn chót đang đến gần -
6 nội dung trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 -
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ gửi thư công bố thuế quan cho các đối tác vào ngày 7/7 -
Citibank, UBS và loạt tổ chức tài chính bị Singapore xử phạt sau bê bối rửa tiền
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng