-
Tận dụng chất thải nạo vét dự án Cảng Quốc tế Hòn La để san lấp mặt bằng cảng -
Vụ khai thác cát trái phép tại An Giang: Nhà nước thiệt hại gần 300 tỷ đồng -
Quảng Nam: Điều tra, xác minh sai phạm tại dự án X2 Hội An Resort & Residence -
Doanh nghiệp kêu cứu Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra thuế của Tây Ninh -
Chủ tịch tỉnh Long An yêu cầu xử lý chồng lấn ranh Dự án Khu công nghiệp Hữu Thạnh -
Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các cựu công chức ngành thuế TP.HCM
Chiều ngày 18/7, Hội đồng xét xử tiếp tục phần tranh tụng đối với nhóm bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội nêu ra bối cảnh phát sinh hành vi phạm tội. Theo đó, từ một thầy giáo dạy Toán, rồi làm quản lý giáo dục, bị cáo được giao trọng trách làm Phó chủ tịch phụ trách mảng văn xã.
Cựu Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 2 tỷ đồng. |
Ngay sau đó, vào thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, bị cáo được phân công ngay là Trưởng ban phòng chống dịch; và sau khi Chính phủ có quy định Chủ tịch là Trưởng ban, thì bị cáo là Phó trưởng ban, nhưng các công việc vẫn như thế.
Theo bị cáo Dũng, việc này với người ngoại đạo là vô cùng khó khăn, nhưng bị cáo đã tập trung trí tuệ, công sức để cố gắng làm tốt công việc này và xác định, một trong những công tác phục vụ tốt nhất là công tác cách ly. Nếu cách ly tốt nguồn bệnh thì sẽ làm tốt công tác phòng chống dịch trong giai đoạn này.
Bị cáo khẳng định, các quyết định của mình đều trên tinh thần vì nhân dân, chứ nếu chỉ an toàn cho bản thân thì sự việc đã không như thế.
“Quy mô của Thủ đô, với nhiều cơ quan ngoại giao, các bộ, ngành, nên áp lực rất lớn, không thể để xảy ra sai sót”, bị cáo nhấn mạnh
Đơn cử, việc cách ly tại trường tiểu học, xuất phát từ quan điểm của người thầy, việc cách ly tại cơ sở quân đội sẽ không phù hợp, rất phức tạp. Ban đầu, Ban chỉ đạo quốc gia không đồng ý, vì trường học không phù hợp, nhưng sau đó đã thấy phương án này hoàn toàn chính xác.
Cựu Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng cho rằng, dù mình là người phạm tội, nhưng không làm gì xấu. “Bị cáo xác định mình là người có tội, đứng ở đây thực sự là đau đớn. Trong quá trình chống dịch, bản thân tôi đã góp phần nhỏ bé giúp Thủ đô an toàn, nhưng hôm nay đứng ở đây đã trở thành tội đồ của thành phố, tội đồ trong phòng chống dịch".
Bị cáo mong Hội đồng xét xử, các cơ quan tố tụng mở lượng khoan hồng, giúp cho bị cáo sớm trở lại với xã hội, giảm gánh nặng cho gia đình.
Luật sư Tuyến cho rằng, bị cáo Chử Xuân Dũng "nhận tiền thụ động". |
Đồng tình với phần trình bày của bị cáo Dũng, Luật sư Trịnh Văn Tuyến, tiếp tục trình bày các luận cứ bào chữa cho thân chủ của mình, đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thêm hành vi và bối cảnh thời điểm đó, để giảm nhẹ hình phạt dưới mức đề nghị của Viện Kiểm sát trước đó.
Luật sư Tuyến cho rằng, việc nhận tiền của bị cáo Dũng là thụ động “đưa bao nhiêu, biết bấy nhiêu”, không hề có sự thỏa thuận, yêu cầu hay gây khó dễ để doanh nghiệp phải chung chi tiền bạc trong việc ký ban hành văn bản chấp thuận chủ trương cho công dân về nước cách ly tại Hà Nội.
Dẫn chứng về nội dung trên, luật sư cho biết, theo hồ sơ và lời khai của các bị cáo tại tòa, thời điểm tháng 12/2021, bị cáo Ngọc Anh cũng đề xuất bị cáo Dũng ký duyệt chủ trương cách ly cho 720 khách, nhưng lần này, bị cáo Ngọc Anh không hề đưa một đồng nào. Sau đó, ông Dũng vẫn ký duyệt chủ trương cách ly do doanh nghiệp một cách bình thường.
Trước đó, Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Chử Xuân Dũng 4 - 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Bản luận tội nêu rõ, bị cáo Dũng trong quá trình duyệt, ký chủ trương cho doanh nghiệp được đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước cách ly trên địa bàn TP. Hà Nội, đã nhận hối lộ 7 lần, tổng cộng hơn 2 tỷ đồng từ Lê Thị Ngọc Anh và Trần Minh Tuấn.
Theo Viện Kiểm sát, trong vụ án này, một số bị cáo không chủ động yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền, nhưng đã không tránh được những cám dỗ.
-
Tận dụng chất thải nạo vét dự án Cảng Quốc tế Hòn La để san lấp mặt bằng cảng -
1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 5: Trăm nẻo đường khiến doanh nghiệp lãng phí -
Vụ khai thác cát trái phép tại An Giang: Nhà nước thiệt hại gần 300 tỷ đồng -
Quảng Nam: Điều tra, xác minh sai phạm tại dự án X2 Hội An Resort & Residence
-
1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 4: Điển hình về lãng phí bởi vướng mắc pháp lý -
Doanh nghiệp kêu cứu Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra thuế của Tây Ninh -
Chủ tịch tỉnh Long An yêu cầu xử lý chồng lấn ranh Dự án Khu công nghiệp Hữu Thạnh -
Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các cựu công chức ngành thuế TP.HCM -
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm -
1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 3: Hành trình 30 năm “lên bờ, xuống ruộng” -
Quảng Bình thu hồi đất của dự án 515 tỷ đồng, nợ thuế 98 tỷ đồng
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority