Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Đã có thể hòa giải trực tuyến ở Việt Nam
Khánh Linh - 30/03/2021 10:42
 
Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã chính thức khởi động nền tảng hòa giải trực tuyến.
.
.Ngày 30/3/2021, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) ra nền tảng hòa giải trực tuyến MedUp

Nền tảng hòa giải trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam – MedUp đã bắt đầu hoạt động từ ngày 30/3/2021.

Đây là nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến, được vận hành độc lập bởi VMC với quy trình hòa giải truyền thốn được đưa lên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, so với quy trình truyền thống, MedUp được tự động hóa tối đa các bước, rút ngắn thời gian, từ đó giảm chi phí cho các bên có tranh chấp.

“Chúng tôi hy vọng có thể cung cấp giải pháp công nghệ đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), bao gồm các tranh chấp tín dụng, các tranh chấp thông qua sàn thương mại điện tử...”, ông Vũ Ánh Dương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VIAC chia sẻ trong buổi giới thiệu MedUp.

Sự xuất hiện của MedUp bắt nguồn từ nhu cầu phát sinh trong giai đoạn Covid-19, khi các hoạt động trực tiếp bị giới hạn và sự bùng nổ của thương mại điện tử, đi kèm đó là các tranh chấp phát sinh tăng nhanh.

Năm 2020, tổng đài bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công thương đã nhận được 11 ngàn cuộc gọi khiếu nại, trong đó nhiều khiếu nại từ các hoạt động thương mại điện tử.

Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ người ngại khiếu nại vẫn lớn, do quy mô giao dịch thường nhỏ, người tiêu dùng ngại mất thời gian.

“Nhưng với MedUp, người tiêu dùng không mất nhiều thời gian, đơn giản hóa thủ tục, có thể người tiêu dùng sẵn sàng thử. Nhưng từ đó thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện chất lượng, kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp với thương mại điện tử”, bà Chu Thị Hoa, Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đặt kỳ vọng.

Đây cũng là cơ sở ông Phạm Hoàng Long, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) tin rằng, người tiêu dùng có thêm công cụ để sẵn sàng lên tiếng khi gặp các tranh chấp thương mại, dù nhỏ hay lớn, để từ đó thiết lập được môi trường thuận lợi, an toàn cho người tiêu dùng trong các hoạt động thương mại.

Về lâu dài, MedUp được kỳ vọng sẽ áp dụng cho các tranh chấp thương mại trong mọi lĩnh vực, không dừng lại ở các tranh chấp thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, để hòa giải trực tuyến nói riêng hay hòa giải thương mại nói chung được cộng đồng doanh nghiệp đón nhân rộng rãi và phát huy hiệuu qả, vẫn cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ  tư pháp, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp...

“Đặc biệt, hòa giải trực tuyến rất cần là sự phát triển đầy đủ của các chỉ số thương mại điện tử khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới các trao đổi trên không gian mạng; chữ ký điện tử hay định danh và xác thực điện tử”, ông Dương nhấn mạnh.

Đây là lý do bầ Nguyễn Thị Mai, Phó cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp có mặt trong buổi ra mắt MedUp với thông điệp rõ ràng là sẽ ủng hộ công cụ mới trong hòa giải thương mại.

'Nền tảng này cắt giảm chi phí cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa là xã hội sẽ được hưởng lợi. Quan trọng là dây là xu hướng của thương mại thế giới, nhu cầu của người tiều. Môi trường kinh doanh Việt Nam cũng từ đó thuận lợi, minh bạch hơn", bà Mai nhấn mạnh.

Thương mại điện tử bùng nổ trong năm 2021
Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ trong năm 2021, dự báo tăng trưởng vượt xa mốc doanh thu xấp xỉ 12 tỷ USD của 2020.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư