
-
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
-
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024
-
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng
-
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 -
Bổ sung loạt chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
![]() |
Chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên được nối lại sau khi Việt Nam dỡ bỏ hạn chế tần suất bay quốc tế là VN675 do Vietnam Airlines thực hiện từ TP HCM đi Kuala Lumpur (Malaysia). |
Cục Hàng không Việt Nam vào hôm qua (17/2) xác nhận là đã phát hành Điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng hàng không, người khai thác tàu bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về việc vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không.
Theo đó, các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài được phép khai thác với tần suất, đường bay giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên cơ sở các thỏa thuận tại Hiệp định hàng không song phương, đa phương đã ký kết.
Cục Hàng không Việt Nam cũng đã gửi thư trực tiếp tới các Nhà chức trách hàng không của các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách thị trường bay thí điểm trong giai đoạn đầu và từ ngày 15/2/2022 là tất cả các thị trường mà các hãng đã khai thác trước Covid- 19 để khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam. Hành khách khi nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế thực hiện các quy định hiện hành về nhập cảnh và phòng chống dịch.
Được biết, tính đến ngày 15/2/2022 đã có các chuyến bay thường lệ chở khách giữa Việt Nam với một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Căm-pu-chia, Lào, Úc, Đức, Nga, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Hồng Công, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, UAE.
Đối với Trung Quốc, các hãng hàng không vẫn đang thực hiện chở khách chiều từ Trung Quốc vào Việt Nam. Còn chiều từ Việt Nam đi Trung Quốc đang hạn chế do chính sách phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc. Theo thông tin của Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc đang tập trung thực hiện công tác phòng chống dịch nghiêm ngặt, trong đó tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các chuyến bay quốc tế.
Các hãng hàng không hiện đang khai thác các chặng bay quốc tế gồm: Các hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines bay đến Nhật, Hàn, Đài, Trung Quốc, Singapore, Thái, Cam, Lào, Úc, Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ); các hãng hàng không nước ngoài: Japan Airlines, All Nippon Airways (Nhật Bản), Korean Air, Asiana Airlines (Hàn Quốc), China Airlines, Eva Air, Starlux (Đài Loan), China Southern Airlines, Xiamen Airlines (TQ), Singapore Airlines, Tiger Air, Jetstar Asia (Singapore), Air Asia, Malaysia Airlines (Malaysia), Thai Vietjet, Thai Airways, Thai Smile (Thái Lan), Cambodia Angkor Air (Cam), Cathay Pacific, Hongkong Airlines (Hong Kong), Qatar Airways (Qatar), Emirates (UAE), Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ), Air France (Pháp).
Trước khi mở lại các đường bay quốc tế thường lệ, trung bình khách quốc tế đi/đến Việt Nam khoảng từ 40-50 nghìn khách/tháng. Kể từ thời điểm thí điểm mở lại các đường bay quốc tế từ tháng 1/2022, lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam tăng lên hơn 103 nghìn khách trong tháng 1/2022 và cập nhật đến hết ngày 14/2/2022 là 153 nghìn khách.
Với việc gỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên các chuyến bay thường lệ và không thường lệ quốc tế, dự kiến lượng khách quốc tế đi/đến Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới và mục tiêu dần khôi phục trở lại như giai đoạn trước dịch Covid 19.

-
Tiêu thụ điện ngày lễ 30/4-1/5/2025 chỉ bằng 60 - 70% ngày thường -
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI -
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 -
Bổ sung loạt chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh, thành sau sắp xếp -
Tăng ưu đãi, giảm thủ tục, lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Ngày 6/5 bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới