-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Phát triển kinh tế - xã hội, và trọng tâm hơn nữa, phát triển theo hướng bền vững là nỗ lực mà nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới theo đuổi, trong đó có Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2021, chỉ số Phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) được xây dựng nhằm đánh giá mức độ phát triển bền vững của từng địa phương theo các chỉ tiêu thành phần, từ đó chỉ ra mức độ phát triển bền vững, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của từng địa phương trong năm đánh giá.
Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. |
Tiếp nối những kết quả đạt được từ năm 2021 (PSDI 2020), năm 2022, chỉ số Phát triển bền vững cấp tỉnh với tên gọi là “PSDI 2021” tiếp tục được thực hiện với quá trình nghiên cứu, đánh giá dựa trên 14 chỉ số thành phần.
Kết quả cho thấy, trên thang điểm 100, trung bình 63 tỉnh/thành trên cả nước đạt 51,38 điểm, thể hiện rằng các địa phương cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
Về mặt chi tiết, Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PSDI năm 2021 với điểm trung bình 65,28 điểm. Trong số 14 mục tiêu phát triển bền vững của bộ chỉ số PSDI, Đà Nẵng dẫn đầu ở một số hạng mục cụ thể như PSDI5 - Bình đẳng giới, PSDI6 - Nước sạch và vệ sinh, PSDI11 - Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm. Các mục tiêu còn lại đa phần đạt thứ hạng cao, với 3 mục tiêu nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu và 3 mục tiêu nằm trong top 20.
Tuy nhiên, một số mục tiêu của Đà Nẵng cần được cải thiện trong tương lai, ví dụ như PSDI9 - Bất bình đẳng (xếp thứ 42), PSDI13 - Hòa bình, công lý và thể chế (xếp thứ 37), hay PSDI11 - Tài nguyên và môi trường trên đất liền (xếp thứ 31).
Ngoài ra, nếu xét theo vùng, chỉ số phát triển bền vững cũng có sự chênh lệch nhất định. Kết quả xếp hạng chỉ số PSDI theo vùng cho thấy có sự phân nhóm rõ nét giữa 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước.
Xếp thứ nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng với 60,59 điểm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng thể hiện ưu thế vượt trội trong việc thực hiện các mục tiêu xóa nghèo, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý bền vững tài nguyên nước, việc làm và tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng xã hội, xây dựng đô thị và cộng đồng bền vững. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Sông Hồng cho thấy sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa bao trùm, bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhóm thứ hai bao gồm vùng Đông Nam Bộ với 54,79 điểm, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 53,05 điểm. Đặc điểm chung của hai vùng là kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới và giảm bất bình đẳng xã hội, xây dựng đô thị và cộng đồng bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của vùng được đánh giá là chậm hơn đáng kể so với các vùng còn lại trên cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Nhóm thứ ba bao gồm các vùng dưới mức điểm trung bình: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 49,42 điểm; vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 45,74 điểm; vùng Tây Nguyên với 43,27 điểm.
Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và Phát triển cùng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển bền vững (ISESR).
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê từ các nguồn tin cậy, được xác thực bởi các tổ chức Chính phủ như: Niên giám thống kê của các tỉnh/thành, của các ngành; dữ liệu của Tổng cục Thống kê, của các Bộ kết hợp với những dữ liệu tin cậy khác.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025