-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Ngày 19/8, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng thông tin về Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam, sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 26/8/ 2022.
Sự kiện do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam tổ chức.
Dự kiến, sự kiện sẽ có hơn 2.000 khách mời, chuyên gia và các tổ chức quốc tế tham dự. Trong đó, Hội thảo sẽ có hơn 20 diễn giả là các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường để bàn thảo các giải pháp về xử lý chất thải rắn.
Đà Nẵng đăng cai tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam. |
Ngoài ra, Triển lãm sẽ có trên 35 gian hàng trưng bày các thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị hiện đại của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2016-2020, chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị tăng từ 10-16%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước.
Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom thì có 71% khối lượng được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 16% khối lượng được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% khối lượng còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt.
Vì vậy, Hội thảo và Triển lãm là cơ hội giúp có cái nhìn tổng quan về cơ chế chính sách mới, thực trạng quản lý và xử lý chất thải, môi trường tại các đô thị Việt Nam; là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, các nhà đầu tư và cộng đồng người dân tìm hiểu, đề xuất công nghệ và giải pháp phù hợp cho các dự án để xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam trong thời gian tới.
Thành phố Đà Nẵng đã đầu tư 171 tỷ đồng để xây dựng trạm ép rác đầu tiên. |
Theo ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng, Hội thảo và Triển lãm là cơ hội lớn để các cơ quan, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, ứng dụng và thúc đẩy chuyển giao công nghệ xử lý môi trường mới tại các đô thị Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Với việc đăng cai tổ chức sự kiện, sẽ giúp TP.Đà Nẵng tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn, góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025