
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho ngành xuất bản
-
Bộ Công an ra mắt hai đơn vị chiến lược thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Theo thống kê, doanh thu từ ngành Thông tin truyền thông (TTTT) của TP. Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2022 đã tăng từ 19.913 tỷ lên đến 34.293 tỷ đồng. Trong đó doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) từ 13.034 tỷ đồng lên 20.920 tỷ đồng.
Công nghiệp CNTT đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng.
Theo Kế hoạch Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2030, TP.Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển nền Kinh tế số đóng góp tối thiểu 20% GRDP thành phố.
Theo đó công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông chiếm tối thiểu 10% GRDP thành phố vào năm 2025. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; trong đó công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 15% GRDP thành phố.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong một lần thăm Trường Đại học FPT phân hiệu Đà Nẵng. |
Thành phố Đà Nẵng cũng đặt mục tiêu hỗ trợ khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp công nghệ. Đưa số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt mức 3 doanh nghiệp/1.000 dân.
Đến năm 2030, TP. Đà Nẵng sẽ đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ. Tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 10%/năm; tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu phần mềm giai đoạn 2021-2030 đạt 12%/năm; thành phố Đà Nẵng có tối thiểu 7 Khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm.
Ngoài ra, TP. Đà Nẵng sẽ hình thành trạm cáp quang ven biển thứ 2, bảo đảm hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư quốc tế kết nối tuyến cáp quang biển đi quốc tế; 100% các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp cận về hạ tầng để triển khai ứng dụng IoT; phủ sóng 5G tối thiểu 50% diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn.
Đến năm 2030, bảo đảm cung cấp hạ tầng tính toán, lưu trữ chuyên sâu để triển khai các ứng dụng lõi liên quan đến Cách mạng 4.0 với tối thiểu 05 Trung tâm dữ liệu …
![]() |
Thành phố Đà Nẵng sẽ đưa kinh tế số trở thành lĩnh vực mũi nhọn của Thành phố. |
Theo UBND TP.Đà Nẵng sẽ xây dựng quy chế về quản lý nhà nước các Khu CNTT tập trung tại Đà Nẵng; Nghiên cứu áp dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù của Quốc hội, Chính phủ đối với các Khu CNTT tập trung trên địa bàn thành phố; Xây dựng Đề án thúc đẩy, phát triển, ươm tạo doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
Thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông gắn với nền kinh tế số; Thu hút các doanh nghiệp CNTT vào hoạt động tại các Khu CNTT tập trung, Công viên phần mềm đã được đầu tư…
Ngoài ra, Đà Nẵng sẽ chú trọng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm đưa các Khu CNTT, Công viên phần mềm đã được quy hoạch trên địa bàn thành phố vào hoạt động như Khu Công viên phần mềm số 2, Khu không gian đổi mới sáng tạo Hòa Xuân, Khu CNTT Đà Nẵng Bay, Tòa nhà Công nghệ cao Viettel Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; tiếp tục tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo CNTT ... để đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới cho Thành phố.

-
Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu -
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay -
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower