
-
Hải Dương - Hải Phòng hướng tới xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vùng
-
Hà Nội: Sắp thanh toán được vé metro qua VNeID, thẻ ngân hàng
-
Ngành hải quan thực hiện chuyển đổi số toàn diện
-
Phó thủ tướng nêu 4 hướng hợp tác trọng tâm Việt - Áo về công nghệ chiến lược
-
Hải Phòng ra mắt “Hệ sinh thái số” Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố -
Phê duyệt thành viên Tổ công tác phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Ngày 10/10, Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng”.
Theo Chủ tịch TP.Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định 5 lĩnh vực ưu tiên nguồn lực phát triển.
Trong đó, có 1 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến triển khai chuyển đổi số là công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.
4 lĩnh vực còn lại cơ bản phát triển trên nền tảng và hạ tầng số, gồm công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp; Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn |
Năm 2022, kinh tế số của Đà Nẵng đã đóng góp 19,76% GRDP. Đến nay, TP. Đà Nẵng có 2450 doanh nghiệp công nghệ số, đứng thứ 2 toàn quốc sau TP.HCM và gấp 3 lần trung bình toàn quốc; có 46.000 nhân lực công nghệ số.
Về nguồn nhân lực, mỗi năm có khoảng 750 sinh viên chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch tốt nghiệp.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã chú trọng phát triển kinh tế số. Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2030, xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch.
Đồng thời xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số với tối thiểu 7 Khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng có nhiều lợi thế về hạ tầng công nghiệp CNTT để phát triển công nghiệp vị mạch bán dẫn. |
Ngoài những thuận lợi trên, Chủ tịch TP.Đà Nẵng cho hay, trong Tuyên bố Hoà Kỳ - Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện, có nội dung quan trọng là: Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Hoa Kỳ khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.... ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.
“Từ chủ trương Đảng và Nhà nước, kết quả quan hệ và hợp tác quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu; góp phần phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ”, ông Lê Trung Chinh phát biểu.
Chủ tịch TP.Đà Nẵng khẳng định, Thành phố nhận thấy đây là động lực để Đà Nẵng tiếp tục phát triển, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người.
Theo Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, vấn đề tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch với cách làm như thế nào, cần những chính sách gì, thời gian, lộ trình ra làm sao... là những vấn đề đặt ra đối với Thành phố.
Vì vậy, Thành phố Đà Nẵng mong muốn các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp cùng bộ ngành tham gia đồng hành để Đà Nẵng tham gia có kết quả tích cực; góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng…
![]() |
Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng mong muốn phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trở thành động lực của Thành phố. |
Theo thống kê, TP.Đà Nẵng có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Hiện nay có các công ty hoạt động về thiết kế vi mạch như: Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fptsemi, Sannei Hytechs… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo từ các Trường Đại học Bách Khoa 80%, số còn lại từ Duy Tân, Việt Hàn,…
Về hạ tầng công nghiệp CNTT, Đà Nẵng hiện có 1 khu công nghệ cao, 6 khu công nghiệp và chế xuất và 3 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm đang hoạt động, gồm Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu phức hợp FPT, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm số 2, hiện đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa vào vận hành, khai thác. Tiếp tục mở rộng Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 2; thu hút đầu tư Khu Không gian sáng tạo Hòa Xuân, hỗ trợ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng Tòa nhà công nghệ cao Viettel, Khu CNTT Đà Nẵng Bay. Hạ tầng các khu công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin như trên đảm bảo sẵn sàng phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp điện tử, vi mạch, bán dẫn.

-
Hải Phòng ra mắt “Hệ sinh thái số” Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố -
Phê duyệt thành viên Tổ công tác phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số -
Triển khai 7 nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên cả nước -
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ -
Việt Nam gia tăng hợp tác với các doanh nghiệp bán dẫn Đông Nam Á -
Cần bổ sung chính sách khuyến khích doanh nghiệp đồng tài trợ cho khoa học
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai