
-
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
-
Dự án metro 56.301 tỷ đồng của Bình Dương chưa làm rõ phương án huy động vốn
-
Hải Dương tiếp tục đưa 8 dự án đầu tư công vốn hơn 2.400 tỷ đồng vào hoạt động
-
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ đã hoàn thành thi công hạng mục đê chắn sóng
-
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công
![]() |
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương ( đoàn Quảng Bình) cho rằng, báo cáo Chính phủ cần thống kê vừa qua bao nhiêu dự án đầu tư công hiệu quả, dự án nào thua lỗ nhằm xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm, tránh thất thoát vốn Nhà nước. |
Góp ý thêm về các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng vốn đầu tư công trung hạn, vốn dự phòng, trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 29/10 về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017..., nhiều đại biểu bày tỏ quan ngại về phân bổ vốn và hiệu quả các dự án đầu tư.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu cân đối ngân sách năm 2018 trên 1,35 triệu tỷ đồng, vượt dự toán 39.200 tỷ đồng, khoảng 3% dự toán.
Kết quả thu ngân sách nhà nước theo báo cáo dù vượt dự toán, nhưng vẫn chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7%, thấp hơn mục tiêu 21% đề ra; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017; khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước không đạt dự toán, một số địa phương dự ước hụt thu nội địa cho thấy thu NSNN còn thiếu vững chắc
Thu nội địa ước vượt 0,9% so với dự toán nhưng thực chất, số thu từ các khu vực doanh nghiệp lại không đạt dự toán và một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản thu từ khu vực kinh tế không đạt dự toán là do giao dự toán thu nội địa năm 2018 khá cao so với số thực hiện năm 2017
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) quan ngại, khi các khoản tăng thu ngân sách chủ yếu đến từ các nguồn không ổn định; số vượt thu chủ yếu từ dầu thô, nhà đất. Nếu loại bỏ yếu tố thu từ đất thì nhiều địa phương hụt thu. Trong doanh nghiệp còn thất thu thuế, chuyển giá.
"Nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào khai thác, bán tài nguyên để phát triển, trong khi thu ở các khu vực bền vững như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh đều giảm", đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nhấn mạnh.
Liên quan đến chi đầu tư phát triển, nhiều đại biểu cũng băn khoăn về tình trạng phân bổ vốn, mà Báo cáo của Chính phủ đã thừa nhận, còn tình trạng giao vốn đầu tư chưa đúng quy định của pháp luật chưa được khắc phục: tình trạng giao vốn chưa hết, giao vốn rất chậm, giao nhiều lần vẫn xảy ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm.
Đáng ngại, có những dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia và một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA bị chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng NSNN, trong khi một số dự án có khả năng thực hiện và giải ngân tốt lại bố trí kế hoạch vốn thấp hoặc chưa được bố trí vốn.
Chính vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, báo cáo Chính phủ cần thống kê vừa qua bao nhiêu dự án đầu tư công hiệu quả, dự án nào thua lỗ, từ đó có cơ sở xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm, tránh thất thoát vốn Nhà nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu cân đối ngân sách năm 2018 trên 1,35 triệu tỷ đồng, vượt dự toán 39.200 tỷ đồng, khoảng 3% dự toán.
Kết quả thu ngân sách nhà nước theo báo cáo dù vượt dự toán, nhưng vẫn chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7%, thấp hơn mục tiêu 21% đề ra; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017[1]; khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước không đạt dự toán, một số địa phương dự ước hụt thu nội địa cho thấy thu NSNN còn thiếu vững chắc
Thu nội địa ước vượt 0,9% so với dự toán nhưng thực chất, số thu từ các khu vực doanh nghiệp lại không đạt dự toán và một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản thu từ khu vực kinh tế không đạt dự toán là do giao dự toán thu nội địa năm 2018 khá cao so với số thực hiện năm 2017
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) quan ngại, khi các khoản tăng thu ngân sách chủ yếu đến từ các nguồn không ổn định; số vượt thu chủ yếu từ dầu thô, nhà đất. Nếu loại bỏ yếu tố thu từ đất thì nhiều địa phương hụt thu. Trong doanh nghiệp còn thất thu thuế, chuyển giá.
"Chúng ta vẫn bán tài nguyên để phát triển, trong khi thu ở các khu vực bền vững như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh đều giảm", đại biểu Kim Bé nêu, đồng thời kiến nghị Chính phủ cần tăng cường kiểm soát, có kế hoạch thu ở những nơi còn dư địa, cũng cần chống chuyển giá.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) lo ngại về tỷ trọng thu ngân sách từ thuế và phí đang giảm dần. 5 năm qua (năm 2016 tỷ lệ này là 20,4%; năm 2017 là 20,2% và dự kiến năm 2019 là 20%.
Liên quan đến chi đầu tư phát triển, nhiều đại biểu cũng băn khoăn về tình trạng phân bổ vốn, mà Báo cáo của Chính phủ đã thừa nhận, còn tình trạng giao vốn đầu tư chưa đúng quy định của pháp luật chưa được khắc phục: tình trạng giao vốn chưa hết, giao vốn rất chậm, giao nhiều lần vẫn xảy ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm.
Đáng ngại, có những dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia và một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA bị chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng NSNN, trong khi một số dự án có khả năng thực hiện và giải ngân tốt lại bố trí kế hoạch vốn thấp hoặc chưa được bố trí vốn.
Chính vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, báo cáo Chính phủ cần thống kê vừa qua bao nhiêu dự án đầu tư công hiệu quả, dự án nào thua lỗ... Như vậy mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm, tránh thất thoát vốn Nhà nước.
[1] Theo số liệu báo cáo số 40/BC-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, tính đến 30/9/2018 số nợ thuế nội địa khoảng 82,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm 31/12/2017.

-
Chờ kích hoạt cơ chế đặc thù cho sân bay Phú Quốc -
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công -
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan -
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng -
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai