-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026 -
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao
Cooky ra đời với mục tiêu trở thành một công ty công nghệ thực phẩm (FoodTech) chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. |
“Bình minh” cho các tay chơi
Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, số khách hàng mua đồ ăn chế biến sẵn của HelloFresh (Đức) - doanh nghiệp số 1 thế giới trong ngành công nghiệp non trẻ này, đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 5 triệu vào năm 2020. Blue Apron - đối thủ mới nhất tại thị trường Mỹ, cũng có mô hình tăng trưởng tương tự.
Sự hồi phục của ngành chế biến đồ ăn sẵn là một trong những điều bất ngờ trong đại dịch và có liên quan chặt chẽ với sự bùng nổ của trào lưu nấu ăn tại nhà. Blue Apron và HelloFresh đều kiểm soát khoảng 30% thị trường chế biến đồ ăn sẵn thế giới. Việc HelloFresh mua lại Factor75 vào năm 2020 đã giúp công ty có trụ sở tại Berlin có chỗ đứng vững chắc trong thị trường rất hot này.
Nhận thấy tiềm năng, Amazon và các nhà bán lẻ lớn như Kroger đã mua lại các công ty đồ ăn sẵn như Home Chef để cung cấp dịch vụ của riêng mình. Tại khu vực Đông Nam Á, HappyFresh (Indonesia) đang hiện diện tại một vài nước như Thái Lan và Malaysia.
Thành công của mô hình Fresh Delivery (giao thực phẩm) có thể lặp lại ở thị trường Việt Nam với nền tảng đi chợ trực tuyến Cooky. Từ mô hình mạng xã hội về công thức nấu ăn, đội ngũ sáng lập Cooky đã tìm cách chuyển hóa để Cooky không chỉ là nơi cung cấp kiến thức về nấu ăn, mà trở thành một mô hình giúp ích cho những người nấu ăn trong thực tế và họ nghĩ tới Fresh Delivery.
Đại dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đi chợ online và hành vi tiêu dùng này đang được duy trì tại Việt Nam nhờ nhóm dân số trẻ tin dùng các sản phẩm công nghệ. Với tốc độ phổ cập nhanh chóng của các giải pháp đi chợ online, thị trường tạp hóa điện tử (e-grocery) của Việt Nam dự kiến đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2025 (theo ước tính từ Cooky).
Trong xu thế đó, Cooky ra đời với mục tiêu trở thành một công ty công nghệ thực phẩm (FoodTech) chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, giúp công việc đi chợ, nấu ăn hằng ngày trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn trong vòng 30 phút. Sau 1,5 năm ra mắt, Cooky hiện có hơn 1 triệu lượt tải.
Trong vòng 5 năm tới, Cooky đặt mục tiêu tăng độ phủ rộng khắp các tỉnh, thành phố và trở thành một trong những kênh cạnh tranh với các hệ thống hiện hữu như CoopMart, Tops Market, cùng nhiều đơn vị khác. Tất nhiên, mảng Fresh Delivery rất khó để làm và chưa ai thành công, nhưng đội ngũ Cooky muốn giải quyết được vấn đề này.
Ông Đặng Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Cooky thừa nhận, Cooky vẫn đang chịu lỗ ở giai đoạn đầu tư nền tảng, nhưng lỗ vẫn ở mức kiểm soát được nếu tối ưu tốt về con người, sản xuất, nguyên vật liệu… “Chúng tôi may mắn có sự đồng hành và hỗ trợ của các nhà đầu tư cùng chia sẻ tầm nhìn. Trong tương lai, khi đạt được ‘volume đủ lớn’, chúng tôi sẽ dần tối ưu các chi phí để có lợi nhuận, mục tiêu là đạt điểm hòa vốn trong vòng 2 năm tới”, ông Minh cho biết.
Ông Minh cho rằng, hiện không phải là thời điểm quá lạc quan, nhưng với Cooky, ông luôn thôi thúc mình phải là người đi đầu, giống như thời làm Foody (ông Minh là một trong những người đồng sáng lập của Foody, dịch vụ giao đồ ăn tiên phong tại thị trường Việt Nam, sau này được mua lại bởi tập đoàn Internet hàng đầu Đông Nam Á SEA Group). “Người đi đầu có lợi thế là khi bạn chạy trước, thì mấy người sau chạy rất mệt để đuổi theo bạn. Đó là điều thôi thúc tôi nhiều nhất”, ông Minh chia sẻ.
Cooky vừa huy động 4,5 triệu USD từ hai quỹ đầu tư Nextrans và Do Ventures. Với nguồn vốn mới này, Cooky sẽ sử dụng để đẩy mạnh R&D nhằm đưa thêm nhiều lựa chọn nguyên liệu nấu sẵn phong phú với mức giá tốt hơn cho khách hàng. Công ty cũng sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc bổ sung các dịch vụ cá nhân hóa được thiết kế dựa trên từng nhu cầu.
Ông Seung-Ho Chae, Giám đốc điều hành Nextrans, thị trường bán lẻ tạp hóa Việt Nam cần sự đổi mới để trở nên hiệu quả và minh bạch hơn đối với tất cả các bên tham gia. Còn bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Do Ventures khá tự tin vào bộ ba nhà sáng lập Cooky sẽ tiếp tục nối dài thành công của họ trước đó và tạo ra thêm một dịch vụ giao nhận đồ ăn đột phá cho thị trường Việt Nam.
Cách chiếm trái tim của người tiêu dùng
Có thể nói, thị trường dịch vụ giao đồ ăn, thực phẩm tươi ở Đông Nam Á đang bước vào giai đoạn bùng nổ. Thậm chí, giới khởi nghiệp còn cho rằng, những yếu tố liên quan đến sự thuận tiện, giữ vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ con người đang tạo ra 11,5 tỷ USD cơ hội kinh doanh.
Khi dịch vụ giao hàng bắt đầu phát triển, thức ăn nhanh là ngành cung cấp chính, nhưng gần đây, dân số và mô hình việc làm ở Đông Nam Á đã thay đổi, nhu cầu giao đồ ăn, thực phẩm tươi sống tăng lên và các nền tảng giao hàng đã xuất hiện. Từ các hàng quán vỉa hè đến các nhà hàng được xếp hạng sao đều đã tham gia thị trường để mở rộng khách hàng và tiết kiệm chi phí vận hành.
Thêm vào đó, dịch bệnh đã thúc đẩy sự phát triển của ngành giao hàng thực phẩm, không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh, mà còn mang đến “bình minh” cho các tay chơi trên thị trường. Báo cáo mới nhất của Momentum Works chỉ ra rằng, tổng giá trị giao dịch giao thực phẩm ở Đông Nam Á lên tới 15,5 tỷ USD. Sự phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng kinh ngạc là 30% cho thấy, dịch bệnh đã thay đổi hành vi tiêu dùng thực phẩm của mọi người và người tiêu dùng tiếp tục tin tưởng vào sự tiện lợi của các dịch vụ giao thực phẩm. Nhìn về tương lai, thị trường dịch vụ chuyển phát vẫn còn vô vàn tiềm năng.
Theo báo cáo mới nhất của Grab - nền tảng giao đồ ăn Đông Nam Á , Indonesia, Thái Lan và Singapore là ba thị trường hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, Malaysia và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất, phản ánh sức tiêu dùng ngày càng mạnh của người dân hai nước này. Trong khi đó, Việt Nam công bố mức tăng hàng năm thấp nhất, cho thấy những đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, thị trường dịch vụ chuyển phát ở Đông Nam Á nổi lên 3 nền tảng lớn cạnh tranh rất khốc liệt là Grab, Foodpanda và Gojek. Dù các rào cản gia nhập ngành chuyển phát tương đối thấp và thực tế là các dịch vụ bản địa hóa có thể được sử dụng như một lợi thế cạnh tranh, thì các nền tảng chính ở các quốc gia vẫn có đôi chút khác biệt. Thị trường Malaysia chủ yếu bị chi phối bởi Foodpanda và GrabFood. Tại Việt Nam, Grab và ShopeeFood chiếm 90% thị phần. Tại Indonesia, GrabFood và GoFood đối đầu trực tiếp.
Shopee và Grab đều nhảy vào vào mảng Fresh Delivery tại Việt Nam, nhưng các tên tuổi này đi theo mô hình MarketPlace, tức kết nối các người bán (Sellers) với người dùng cuối (End Users). Cooky lúc đầu cũng đi theo mô hình này, kết nối các siêu thị, cửa hàng và đã đầu tư khá nhiều vào công nghệ, nhưng không hiệu quả vì vận hành khó hơn nhiều.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. 63% người dùng cho biết, họ không ngại chuyển nhà cung cấp nền tảng phân phối sản phẩm. Vậy nên, cách duy nhất để tồn tại đối với doanh nghiệp tạo app là củng cố lòng trung thành với thương hiệu. Trong đó, mặt hàng và giá cả là chìa khóa, nhưng bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng đang trở thành xu hướng chủ đạo mới.
Theo thống kê của GrabFood, 3 lý do chính khiến người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á nói chung đặt đồ ăn giao tận nơi là không có thời gian nấu nướng, không biết nấu món họ muốn ăn, tránh xếp hàng trong nhà hàng. Bên cạnh đó, giá cả, lựa chọn đồ nấu ăn đa dạng và khuyến mãi là các yếu tố chính để người dùng thử đặt đồ ăn, thực phẩm từ một nhà hàng, nhà cung cấp thực phẩm mới.
Theo khảo sát tại Việt Nam của i-Buzz Asia, 70% người dùng thích giao hàng miễn phí và gần 60% tìm kiếm mã khuyến mãi. Giảm giá cũng là yếu tố số 1 khiến người dân sẵn sàng sử dụng một nền tảng giao hàng cụ thể. Có ý kiến cho rằng, các nền tảng hoặc cửa hàng có thể áp dụng nhiều chiết khấu nhỏ để thu hút người tiêu dùng đặt hàng nhiều hơn. Tại Việt Nam, không khó để tìm đặt các loại đồ ăn này qua các từ khoá tìm kiếm như EatClean hay Healthy food.
Tóm lại, xu hướng giao hàng trong tương lai ở Đông Nam Á có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các super app. Các doanh nghiệp dù gia nhập hay mở rộng thị trường giờ đã có thêm định hướng và thông tin để đưa vào cân nhắc. Bước vào ngành giao hàng thực phẩm là một trong những phương tiện cần thiết để củng cố vị trí của doanh nghiệp trước khi chuyển sang super app.
Với riêng Cooky, những người sáng lập quyết định mở 2 phần: phần công nghệ (Cooky App) và phần sản xuất (Cooky Market). Phần công nghệ cho phép Cooky Market (thương hiệu của riêng Cooky) bán sản phẩm cho người dùng cuối trên ứng dụng Cooky. Trong tương lai, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm và cửa hàng tiện lợi bên ngoài cũng có thể tham gia bán hàng trên nền tảng của Cooky.
Phần sản xuất, Cooky Market cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, gồm hàng tươi như thịt, rau, cá… và mảng chủ lực là các món nguyên liệu thực phẩm đã sơ chế sẵn sàng để nấu, cùng các món có thể ăn ngay. Chưa biết Cooky có làm nên chuyện hay không, nhưng đội ngũ sáng lập khẳng định sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
-
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty -
Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025 -
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026
-
Tiết kiệm chi phí nuôi tôm, đồng hành bảo vệ môi trường với ADVANCE PRO -
Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao -
Khai thác FTA thúc đẩy xuất khẩu, chống gian lận xuất xứ hàng hóa -
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 15/1/2025
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land