Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
“Đại gia” Sài Gòn sắm trực thăng, tàu ra Hoàng Sa
Vũ Sơn - 03/07/2014 14:13
 
Một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chuyện chưa kể ở Trường Sa…
“Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ”
Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống khỏi vùng biển Việt Nam

Căm tức hành động ngang ngược của “láng giềng”

Từ đầu tháng 5, ngay khi vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các tàu của TQ liên tục gây hấn, ức hiếp gây thiệt hại nặng về tài sản của ngư dân, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu…khá thành đạt ở TP Hồ Chí Minh) cảm thấy bứt rứt, căm tức hành động ngang ngược của Trung Quốc đã không thể thờ ơ.

Vậy là ngay sau đó, một kế hoạch “kinh doanh” táo bạo chưa từng có đã được vị chủ tịch HĐQT lập ra và nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông công ty cổ phần Đức Khải.

   
  Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đức Khải Phạm Ngọc Lâm rất thành đạt trong việc kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nhưng không thờ ơ trước sự ngang ngược của Trung Quốc  

Chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng, ông Lâm cùng những người tâm huyết của Công ty Đức Khải đã xuôi ngược khắp nơi hết trong nước rồi ra đến nước ngoài làm mọi thủ tục, tìm kiếm, hợp đồng với đối tác để mua bằng được 100 con tàu đánh cá có công suất từ 500 đến 1500 mã lực tại các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt như Hàn Quốc, Nhật, Úc.

Đây là những con tàu hiện đại được trang bị đầy đủ thiết bị để ra khơi đánh bắt cá xa bờ và sẵn sàng đối phó với bất cứ thế lực, phương tiện gây hấn nào dù là vòi rồng hay cố tình lao đâm, va chạm”, ông Lâm tuyên bố.

   
  Đây là 45 con tàu đầu tiên (trong số 100 tàu) mua từ Hàn Quốc sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 8 tới  

Ngoài ra, với số vốn đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng, công ty Đức Khải còn mua sắm thêm 2 máy bay trực thăng từ các nước Châu Âu, 2 ụ nổi với sức chứa 5000 tấn/ụ…để chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch “tấn công” ngư trường Hoàng Sa, đánh bắt thủy, hải sản ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

“Ngoài việc kinh doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, 100 con tàu ra khơi và chắc chắn sẽ còn làm được nhiều việc hơn thế nữa để cùng ngư dân bám biển”, vị chủ tịch HĐQT khẳng định.

Mới nghe đã… “sướng”!

Đó là lời chia sẻ chân thành của những phóng viên trong buổi tiếp chuyện cùng ông Phạm Ngọc Lâm, tại văn phòng công ty Đức Khải vào chiều 2/7.

Ông Lâm khẳng định: “Đến thời điểm này công ty đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc và dự kiến cuối tháng 8 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại (của các nước Úc và Nhật) cũng sẽ lần lượt nhập về trong thời gian sớm nhất để bằng mọi giá đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động”.

Theo ông Lâm, sở dĩ ông chọn giải pháp mua tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt để có thể triển khai ngay kế hoạch nhanh chóng ra Hoàng Sa cùng ngư dân bám biển vì đóng mới tàu sẽ rất mất thời gian.

   
  Phác thảo các con tàu sau khi về Việt Nam sẽ được sơn đúng màu và logo của công ty cổ phần Đức Khải để thẳng tiến ngư trường Hoàng Sa  

“95 chiếc tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực được trang bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt, khai thác thủy, hải sản ở 5 ngư trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa); 5 chiếc còn lại dùng trong công việc cứu hộ, cứu nạn, hậu cần (như tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…) cung cấp cho các tàu đánh bắt và nhận sản phẩm các tàu khai thác được đưa về đất liền. Ngoài ra 2 chiếc ụ nổi (mua từ Đài Loan) với sức chứa 5000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản”, ông Lâm cho biết.

“Các ụ nổi cũng được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên. Đồng thời nó cũng thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa cho các tàu đánh bắt hư hỏng nhỏ”, ông Lâm thông tin thêm.

Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng đang được công ty Đức Khải đàm phán với đối tác ở Châu Âu để sớm đưa về nhằm phục vụ việc cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp cho các ngư dân trên biển. Theo ông Lâm, 2 chiếc trực thăng sẽ đỗ ở các đảo do cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên cả nước.

“Điều đáng mừng là hiện các đối tác Nhật Bản đã cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản (nhất là cá Ngừ, sản phẩm khai thác lên đến 70% trong kế hoạch của Đức Khải). Chúng tôi cũng đã có kế hoạch phân loại để sơ chế, bảo quản sản phẩm đủ tiêu chuẩn ngay trên ụ nổi giữa đại dương có sự kiểm tra của đối tác và đưa lên tàu xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài.”, ông Lâm phấn khởi chia sẻ.

   
  Đây là một trong những con tàu được CTCP Đức Khải mua lại từ Nhật Bản  

Được biết đến thời điểm này, mọi trở ngại về việc nhập 100 chiếc tàu đánh bắt cá có công suất lớn cơ bản đã được công ty cổ phần Đức Khải giải quyết nhờ chế độ hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11, Đức Khải sẽ hoàn tất việc mua sắm, tàu, trực thăng, ụ nổi, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…, đến cuối năm sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015, 100 con tàu sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa chính thức hoạt động đánh bắt cá.

Theo ông Phạm Ngọc Lâm, với việc đi vào hoạt động của 100 tàu đánh bắt thủy, hải sản sắp tới, ngoài số lượng lao động sẵn có, công ty Đức Khải còn giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động của 5 tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.

“Công ty sẽ tổ chức các đợt đào tạo về đánh bắt, sơ chế. Tất cả thuyền viên sẽ được hưởng lương phân chia theo tỷ lệ người lao động được 65%; công ty 34% và 1% đóng góp vào quỹ kiểm ngư để hỗ trợ. Ngoài ra nếu vào mùa biển động, bão tố…không hoạt động được, thuyền viên vẫn nhận trợ cấp không dưới 5 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi cũng khuyến khích thuyền viên mua lại cổ phần để sau vài năm họ sẽ trở thành chủ tàu”, ông Lâm cho biết.

“Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ” “Tài liệu lịch sử của Trung Quốc không có căn cứ”

()Báo Đầu tư điện tử www.baodautu.vn xin xin giới thiệu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng dành riêng cho báo Yomiuri về những va chạm của tàu Trung Quốc và Việt Nam liên quan tới việc thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại quần đảo Paracel (Tây Sa), biển Nam Trung Hoa.

Mỹ điều tra động thái di chuyển giàn khoan của Trung Quốc Mỹ điều tra động thái di chuyển giàn khoan của Trung Quốc

Theo Reuters, ngày 6/5, Mỹ cho biết đang điều tra động thái di chuyển giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc mà Việt Nam nói rằng đã đi vào vùng biển của Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư