-
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng -
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) vừa công bố các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023 đều giảm so với năm trước.
Theo kế hoạch, Dầu khí Cà Mau dự kiến sản xuất 882.000 tấn đạm (urê quy đổi) và 160.000 tấn NPK. Sản lượng kinh doanh bao gồm 760.000 tấn đạm (Urê); 100.000 tấn sản phẩm từ gốc urê; 160.000 tấn NPK và 211.000 tấn phân bón tự doanh.
Tổng doanh thu mục tiêu đạt 13.458,5 tỷ đồng, giảm 18% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 1.460,5 tỷ đồng và 1.383 tỷ đồng (bằng 1/3 năm trước). Cổ tức dự kiến 16%.
Nhu cầu vốn đầu tư trong năm 2023 hơn 275 tỷ đồng, với hơn 189 tỷ đồng là vốn vay. Tất cả sẽ được sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị, tài sản.
Kế hoạch của Đạm Cà Mau được đánh giá là khá khiêm tốn. Năm 2022, Công ty có sự khởi sắc trong kinh doanh với lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Con số này thậm chí còn lớn hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm liền kề trước đó cộng lại. Doanh thu thuần đạt 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là bước đi thận trọng của doanh nghiệp. Thị trường phân bón ghi nhận chững lại trong thời gian qua. Giá phân bón tăng quá cao từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022 khiến nhu cầu suy giảm. Giá urê trung bình tại thị trường Trung Quốc 6 tháng cuối năm giảm 16% so với trung bình nửa đầu năm, hiện ở mức 507 USD/tấn, trong khi giá urê Trung Đông giảm 23%.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), giá hợp đồng tương lai phân ure các kỳ hạn tháng và năm 2023 - 2026 đang nằm trong xu thế giảm. Giá nguyên liệu đầu vào giảm và nguồn cung gia tăng cũng củng cố thêm cho xu hướng giảm giá này.
Ngoài ra, cũng không loại trừ việc Đạm Cà Mau thường đặt kế hoạch thấp, sau đó tới cuối năm sẽ điều chỉnh. Công ty có truyền thống điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhiều năm qua. Năm 2022, công ty điều chỉnh tăng cả doanh thu và lợi nhuận. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất điều chỉnh lần lượt gần 14.525 tỷ đồng và 3.661 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% và gấp 7,1 lần kế hoạch ban đầu.
Cuối năm 2021, doanh nghiệp cũng từng nâng chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất cả năm thêm 17%, đạt 9.870 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gấp 4,4 lần kế hoạch cũ, đạt 1.920 tỷ đồng. Hay năm 2020, vào cuối tháng 12, Đạm Cà Mau cũng điều chỉnh doanh thu giảm gần 1.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lên gấp hơn 9 lần, đạt hơn 479 tỷ đồng.
-
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Vinaconex ITC có dấu hiệu được bơm vốn trở lại -
Nhóm TDMWater nâng sở hữu lên 47,6% vốn Công ty cấp nước lâu đời ở Cần Thơ -
Hudland trước bài toán tăng vốn khi kinh doanh lao dốc -
FECON trúng thầu nhiều dự án mới tổng giá trị gần 1.700 tỷ đồng -
Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM