-
Thương mại Việt - Mỹ 10 tháng năm 2024 gần chạm mốc 111 tỷ USD -
Thị trường thực phẩm và đồ uống sôi động những tháng cuối năm -
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều cơ hội mới cho ngành bán lẻ và dịch vụ phi hàng không -
Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục, vượt 6 tỷ USD -
Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm -
Tăng hàm lượng thiết kế để ngành gỗ và nội thất ổn định đơn hàng
Sản phẩm thực phẩm chức năng Kiều Xuân của CTCP dược phẩm Vinh Gia bị kết luận là không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận |
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng 6 đầu năm 2014, Cục đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia triển khai đợt kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng phụ gia thực phẩm.
Sau khi kiểm tra, phát hiện 17 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm gồm 7 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng và 10 cơ sở vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm.
Căn cứ các hành vi vi phạm được phát hiện và quy định của pháp luật, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 17 cơ sở này với tổng số tiền các công ty bị phạt là 211 triệu đồng.
Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu và buộc các cơ sở vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung quảng cáo sai. Khắc phục về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm; buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, hết hạn sử dụng; tiêu hủy tài liệu quảng cáo sai quy định.
Trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng và các địa phương tiếp tục triển khai đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện về an toàn thực phẩm tại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm . Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và tiếp tục công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, lựa chọn sản phảm thực phẩm an toàn.
Danh sách 17 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm:
1. CTCP dược phẩm Vinh Gia: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Kiều Xuân và thực phẩm chức năng An Trĩ Vương không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Đây là lần thứ 4 trong năm 2014 công ty này bị xử phạt hành chính về quảng cáo thực phẩm chức năng. Cục An toàn thực phẩm đang xem xét, sẽ thu hồi giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu còn tái phạm.
2. Công ty TNHH Thương mại Bảo Bình An: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Mãnh chúa diệu khang và thực phẩm chức năng Cốt Bách Bổ có nội dung không đúng nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
3. CTCP dược phẩm Hà Tây: Quảng cáo thực phẩm chức năng năng Herbeye có nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
4. CTCP Trung Mỹ: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Hòa Hoãn Linh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
5. Công ty TNHH Hiệp Phong: Quảng cáo thực phẩm chức năng Tiền Đình Khang có nội dung quảng cáo không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
6. CTCP đầu tư Kim Long: Quảng cáo thực phẩm chức năng Fiber Plus Baby có nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
7. Công ty TNHH Nam Dược: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên khớp Bách xà có nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
8. Chi nhánh CTCP hóa chất Á châu tại Hà Nội: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
9. Công ty TNHH thương mại và sản xuất Giang Hoài: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
10. Công ty TNHH Hanex: Không tuân thủ các quy định về bảo quản phụ gia thực phẩm (hương liệu thực phẩm).
11. Chi nhánh Công ty TNHH ROHA DYECHEM Việt Nam tại Hà Nội: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng trực thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
12. Công ty CP Thủy Tạ: Không tuân thủ các quy định về bảo quản phụ gia thực phẩm. Ngoài xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền, đoàn kiểm tra đã yêu cầu tiêu hủy 22kg phụ gia thực phẩm hết hạn sử dụng được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
13. Công ty TNHH V&T: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
14. CTCP phân phối hóa chất Việt Mỹ: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ.
15 Công ty TNHH An Kỳ Hà Nội: Không bảo quản riêng biệt từng loại phụ gia thực phẩm dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm chéo. Ngoài xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu tiêu hủy 16kg phụ gia thực phẩm hết hạn sử dụng được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
16 Văn phòng đại diện Công ty TNHH Brenntag tại Hà Nội: Không tuân thủ các quy định về bảo quản phụ gia thực phẩm.
17. Chi nhánh Công ty TNHH Connell Bros Việt Nam tại Hà Nội: Kinh doanh phụ gia thực phẩm thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phát hiện hàng chục loại rau không nhãn mác tại Big C, Ocean Mart Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm số 1 của TP Hà Nội do ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn cuối tuần qua đã đến kiểm tra đột xuất siêu thị Big C Thăng Long, 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy và siêu thị Ocean mart, tầng hầm B1, N05, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy. Big C xuất khẩu hàng Việt đạt 20 triệu USD Big C khuyến mãi “khủng” đón Tết Giáp Ngọ Thạch dừa cháy khét tại Ocean Mart "không có polymer" |
Như Tầm
-
Thị trường thực phẩm và đồ uống sôi động những tháng cuối năm -
Gần 40 gian hàng sản phẩm tiêu biểu và OCOP chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình -
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Nhiều cơ hội mới cho ngành bán lẻ và dịch vụ phi hàng không -
Hà Nội tăng cường tổ chức các phiên chợ nông sản an toàn -
Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục, vượt 6 tỷ USD -
Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm -
Gỡ nút thắt xuất khẩu giá rẻ cho loại cây “vàng xanh” của Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam