Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
DAP số 1 - Hải Phòng chưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ
Thế Hoàng - 22/05/2020 15:45
 
Mặc dù sản xuất, kinh doanh đã có lãi trong 3 năm gần đây, nhưng còn lỗ lũy kế 215,4 tỷ đồng, Dự án Nhà máy DAP số 1 - Hải Phòng vẫn đang chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương.
DAP số 1- Hải Phòng Dự án đã có lãi 3 năm gần đây, nhưng còn lỗ lũy kế 214,5 tỷ đồng.
DAP số 1- Hải Phòng Dự án đã có lãi 3 năm gần đây, nhưng còn lỗ lũy kế 214,5 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, quyết định về việc đưa Dự án ra khỏi danh sách 12 dự án kém hiệu quả ngành Công thương.

Cùng với Thép Việt Trung, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng là 2 doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém ngành công thương báo lãi trong năm 2019.

Cụ thể, năm 2019, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng  đạt lợi nhuận sau thuế 6,262 tỷ đồng, trong khi Thép Việt Trung lãi 177,4 tỷ đồng.

Dù có lợi nhuận, nhưng do khó khăn của thị trường, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2019 của 2 doanh nghiệp này đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2018. (DAP số 1 Hải Phòng năm 2018 đạt 227,5 tỷ đồng, thép Việt - Trung lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 397 tỷ đồng).

Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương” quy định: Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Điểm d khoản 4 Mục II Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 5/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 quy định: “Thực hiện thoái hết vốn sau khi doanh nghiệp hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với Nhà máy DAP số 1 - Hải Phòng”.

 Như vậy, mặc dù Dự án này đã có lãi 3 năm gần đây nhưng vẫn còn lỗ lũy kế (215,4 tỷ đồng) thì có được coi là hết lỗ, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hay không để áp dụng theo 2 quy định nêu trên, cho phép thoái vốn.

Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng do Công ty cổ phần DAP - Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam góp 64% vốn điều lệ). Dự án khởi công tháng 7/2003 chạy thử tháng 4/2009, vận hành thương mại năm 2010, hoàn thành, bàn giao tháng 3/2012.

Theo báo cáo của Chính phủ, từ năm 2017 đến nay, DAP số 1 sản xuất ổn định, luôn có lãi, nộp ngân sách đầy đủ; đạt được hiệu quả đầu tư (tổng mức đầu tư quyết toán thực tế là 2.328 tỷ đồng, giảm 437 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt 2.765 tỷ đồng).

Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là 1.248 tỷ đồng, tổng tài sản là 1.991 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 770 tỷ đồng, nhưng còn lỗ lũy kế 215,4 tỷ đồng.

Sau một thời gian thực hiện Đề án 1468 với các giải pháp tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiện dự án DAP số 1 đã hoàn thành việc thực hiện các giải pháp, về cơ bản, dự án đã đáp ứng tiêu chí để xem xét đưa ra khỏi Danh sách dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương.

Xét đề nghị của Bộ Công Thương, ngày 07/10/2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đồng ý chủ trương đưa Dự án này ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương và giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Sau đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản số 1531/UBQLV-TH báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc đưa dự án Nhà máy DAP số 1 - Hải Phòng ra khỏi danh sách các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương. 

Hiện, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về việc đưa dự án Nhà máy DAP số 1 - Hải Phòng ra khỏi danh sách các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công thương.

Dự án đã có lãi 3 năm gần đây, nhưng còn lỗ lũy kế. Tuy nhiên, các quyết định về điều kiện thoái vốn giữa các văn bản chưa rõ và thống nhất dẫn trong áp dụng. 

Để xử lý vướng mắc này, tại Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo, Phó thủ tướng Thường trực - Trưởng ban Chỉ đạo đã giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về điều kiện thoái vốn quy định tại các Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 và số 16/QĐ-TTg ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành xử lý dứt điểm trong năm 2020.

Xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công thương: Cho phá sản, giải thể nếu không thể hồi phục
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo xử lý các yếu kém của một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư