
-
Việt Nam tăng 14 bậc về Chỉ số phát triển con người
-
Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
-
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã
-
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại
-
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng -
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
Tại khu vực châu Á, đợt “xuân vận” của Việt Nam chắc chỉ kém mỗi Trung Quốc về lưu lượng người tham gia giao thông. Đặc trưng của đợt “xuân vận” ở nước ta chính là sự “bất bình hành” trong hoạt động vận tải khi trước Tết, dòng người đổ từ khu vực phía Nam về phía Bắc; từ các đại đô thị về các tỉnh, thành phố, thị trấn nhỏ và nông thôn; sau Tết, dòng người lại đổ ngược từ phía Bắc vào Nam; từ các tỉnh, thành phố về các đô thị lớn. Bên cạnh đó, mỗi đợt di chuyển “bất bình hành” này lại được nén trong khoảng thời gian rất ngắn đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp vận tải.
Cần phải nói thêm rằng, đợt cao điểm vận tải Tết dù có doanh thu lớn, nhưng lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp vận tải không cao như đợt cao điểm vận tải hè do phải chạy rỗng một chiều dù đã tiến hành phụ thu hoặc tăng giá cước.
Đợt cao điểm vận tải Tết 2024 được dự báo là không quá căng thẳng như năm 2023 do Tết Dương lịch và Tết Âm lịch Giáp Thìn cách nhau hơn 1 tháng.
Bên cạnh đó, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nên nhiều doanh nghiệp phía Nam đành cho người lao động nghỉ sớm vì không có nhiều đơn hàng, bởi vậy, áp lực vận tải không bị dồn quá nhiều vào những ngày giáp Tết.
Song do mặt bằng giá vé máy bay Tết đang ở mức cao, khả năng cung tải ra thị trường có những hạn chế nhất định, nên dòng người chắc chắn sẽ đổ theo các tuyến đường bộ, kể cả trên những chặng dài xuyên Việt vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, vận tải hàng hóa trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024, chính quyền các địa phương, cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông - vận tải cần xây dựng, triển khai từ sớm công tác chuẩn bị, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cụ thể, các sở giao thông - vận tải, các địa phương có lưu lượng hành khách và phương tiện đi lại tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và dịp lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024 cần chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan. Mục đích chính là tăng cường khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy, phối hợp và hỗ trợ cùng đảm bảo chất lượng phục vụ vận tải hành khách tham gia giao thông.
Bộ Giao thông - Vận tải cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các sở giao thông - vận tải và các đơn vị trong ngành có phương án bảo đảm năng lực vận tải, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không trong dịp nghỉ Tết; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện.
Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng xe dù, bến cóc và tăng giá vé trái quy định; chỉ đạo nhà đầu tư BOT xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông tại các trạm thu phí khi lưu lượng tham gia giao thông tăng đột biến…
Đặc biệt, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các loại phương tiện chở quá số người quy định; tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc vừa được đưa vào khai thác.
Cùng với đó, các đơn vị cần phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền về kế hoạch phục vụ vận tải Tết; thông báo công khai kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân; công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông có liên quan để tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh của hành khách và người dân.
Đây là những giải pháp quan trọng cần triển khai quyết liệt và đồng bộ để giúp đợt “xuân vận” 2024 diễn ra trôi chảy, mang lại không khí Tết đoàn viên, an toàn, phấn khởi cho mọi gia đình.

-
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã -
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại -
Giáo hoàng Leo XIV - Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ -
Hà Nội biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô -
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng -
Trưng bày chuyên đề "Khắc ghi lời Bác" tôn vinh sự phát triển của Hải Phòng -
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”