Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 09 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
"Đặt hàng" đào tạo nhân lực để gia tăng hiệu quả
Thế Hoàng - 26/05/2018 14:27
 
Giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm tại phiên họp sáng nay, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi, Đào Ngọc Dung thông tin về những thành tựu đã đạt được về an sinh xã hội, đồng thời khẳng định việc đào tạo nhân lực sẽ được chú trọng theo hình thức "đặt hàng" theo yêu cầu của DN để tăng hiệu quả giải quyết việc làm.
Sinh viên Đại học Công nghệ Giao thông vận tải thực tập tại Dự án xây dựng đường cao tốc Hạ Long- Vân Đồn, Quảng Ninh của Công ty Licogi 16
Đào tạo nhân lực theo hình thức "đặt hàng" theo nhu cầu của DN sẽ giải quyết hiệu quả câu chuyện việc làm, tạo động lực cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN và nền kinh tế.

Ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017).

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) mở đầu phiên thảo luận sáng nay đã bày tỏ tán thành với phương châm 10 chữ của Chính phủ trong năm 2018 là: "Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả'.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển thương hiệu Việt; quan tâm chỉ đạo rà soát việc thực hiện các kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các bộ ngành, địa phương, ngăn chặn tình trạng trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh như hiện nay; kiên quyết xử lý những cán bộ hành dân, hành doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong thực thi công việc; xử lý cát tặc, lâm tặc; xử lý nghiêm tình trạng nâng đỡ không trọng sáng...

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai giải quyết chính sách cho người di cư tự do trong nước và biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia.

Đối với tình hình di cư trong nước, đại biểu cho biết, bà con dân tộc thiểu số vì kế sinh nhai nên từ miền bắc di cư vào Tây Nguyên, phá rừng làm nương rẫy, bà con không phải lâm tặc. Hiện tại, bà con không có giấy tờ tùy thân, chế độ chính sách, không được học hành.... đề nghị Quốc hội, Nhà nước có chính sách để "đồng bào đỡ tủi thân".

Giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm tại phiên họp sáng nay, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi, Đào Ngọc Dung khẳng định những thành tựu đã đạt được về an sinh xã hội. "Công tác này được Đảng, Nhà nước, mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm, bạn bè quốc tế đánh giá đây là một trong những điểm sáng trong bức tranh KT-XH nước ta".

Đại biểu Đào Ngọc Dung
Đại biểu Đào Ngọc Dung

Về nhà ở, Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng đã có quyết định phân bổ 8.100 tỷ đồng để các địa phương triển khai xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trong năm 2018. Hiện nay, chúng ta đang quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ cho hơn 3 triệu người có hoàn cảnh khó khăn;... Nhà nước đã đầu tư 48.000 tỷ đồng, thực hiện 21 chương trình mục tiêu để giảm nghèo bền vững; tập trung vào các lõi nghèo (các huyện 30a, các xã 135, xã bãi ngang...).

Riêng công tác đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về chương trình thí điểm 10 trường ký kết với 15 Tập đoàn và doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo tạo theo "đặt hàng" đã được ký kết trong quý 1/2018. Chuyển hẳn từ đào tạo theo đặt hàng và có dự báo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

“Hiện nay xu hướng chung là doanh nghiệp đặt hàng và đồng hành với nhà trường ngay trong chương trình đào tạo, để chăm chút cho sinh viên từ lý thuyết, thực hành nghề nghiệp tại trường và doanh nghiệp sát nhất với yêu cầu thực tế, tiến tới, tiếp nhận sinh viên vào làm việc ngay khi tốt nghiệp mà không tốn thời gian đào tạo lại", theo Bộ trưởng.

Mô hình đào tạo này theo hình thức "đặt hàng" theo nhu cầu của doanh nghiệp đã và đang rất thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, nhất là ở Châu Âu và một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan….và Việt Nam cũng không ngoại lệ,.

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải cho biết, những năm gần đây, Nhà trường chủ yếu phối hợp cùng với một số doanh nghiệp Nhật Bản để kỹ sư sau khi ra trường có đủ năng lực, trình độ, sức khỏe sang làm việc tại quốc gia này. Kết thúc năm học 2016-2017 đã có 20 kỹ sư được đào tạo theo hình thức này sang làm việc tại Nhật Bản, theo phản hồi từ kỹ sư thì thu nhập đạt khoảng 50-60 triệu đồng/tháng.

Chubb Life Việt Nam đẩy mạnh đầu tư đào tạo nhân lực
Với chiến lược đầu tư vào đào tạo nhân lực là sự đầu tư lâu dài, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam ( Chubb Life Việt Nam) phối hợp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư